Kiểm soát cơn đau là một phần quan trọng trong cuộc sống của người mắc bệnh gút. Những cơn đau dữ dội khiến bạn cảm thấy bế tắc! Hãy thử áp dụng 10 lời khuyên đơn giản sau đây, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống dễ thở hơn và không còn phải lo lắng về bệnh!

Một cơn gút cấp điển hình thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, có kèm theo các yếu tố nguy cơ như: thừa cân, thường xuyên uống rượu, bia; cholesterol vượt mức cho phép; mắc một số bệnh lý liên quan (tăng huyết áp, đái tháo đường)... Cuộc tấn công của gút thường “đánh thức” bạn vào ban đêm với tình trạng đau nặng ở khớp ngón chân cái. Tất nhiên, không phải mọi cuộc tấn công của cơn gút cấp đều diễn ra đúng như vậy. Gút cũng có thể gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sau mãn kinh. Bệnh có thể gây đau ở nhiều khớp khác, chứ không chỉ ở riêng khớp ngón chân cái.

 Con-gut-cap-thuong-gay-dau-o-khop-ngon-chan-cai

Cơn gút cấp thường gây đau ở khớp ngón chân cái

James Clyde Leisen, bác sĩ chuyên khoa về khớp ở bệnh viện Henry Ford (Detroit, Hoa Kỳ) giải thích: “Ngón chân cái là vị trí phổ biến nhất bị đau khi có cơn gút cấp. Nhưng người bệnh cũng có thể thấy đau ở đầu gối, cổ tay hoặc ngón tay. Trong thực tiễn, tại bệnh viện nơi tôi làm việc, gút là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thậm chí phổ biến hơn cả bệnh viêm khớp dạng thấp”.

KẾ HOẠCH GIÚP GIẢM NHẸ CƠN ĐAU DO BỆNH GÚT

Cuộc tấn công của gút có thể rất đau đớn. Các khớp bị ảnh hưởng thường sẽ sưng, nóng lên và rất đỏ. Chỉ cần một tác động nhẹ lên khớp cũng có thể khiến người bệnh rất đau đớn. “Thật may mắn, cơn gút cấp có giới hạn và sẽ tự hết trong một khoảng thời gian”, bác sĩ Leisen cho biết. Sau đây là 10 bước bạn có thể thực hiện để kiểm soát sự tấn công của cơn gút cấp dễ dàng hơn:

1. Gặp bác sĩ: “Đây là điều đầu tiên bạn cần làm để đảm bảo rằng đó là bệnh gút. Nếu có nghi ngờ về chẩn đoán bệnh thì xét nghiệm chính xác nhất là lấy dịch khớp và kiểm tra dưới kính hiển vi”, Leisen nói.

2. Nghỉ ngơi: Khi bị gút tấn công thì vị trí tốt nhất dành cho bạn là trên giường.

3. Chườm đá: Bạn nên chườm đá vào vùng khớp bị đau do gút để giảm viêm.

 Chuom-da-vao-vung-khop-bi-dau

Chườm đá vào vùng khớp bị đau

4. Đối với vùng khớp bị đau, bạn nên để không: Sự chạm nhẹ của bất kỳ quần áo hay chăn mỏng, khăn đều có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn.

5. Kiểm tra chế độ ăn uống của bạn: Bệnh gút có thể trầm trọng hơn bởi chế độ dinh dưỡng giàu protein động vật và đồ uống chứa cồn. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn thịt và tránh sử dụng rượu, bia trong thời gian đang bị đau do cơn gút cấp.

6. Giữ cho cơ thể đủ nước: “Trong thời gian bị đau do gút, một điều quan trọng cần ghi nhớ là bạn phải uống đủ nước”, Leisen đưa ra lời khuyên. Điều này có thể giúp đào thải tinh thể urat ra khỏi cơ thể (nguyên nhân gây nên cơn gút cấp).

 Nguoi-mac-benh-gut-can-uong-du-nuoc

Người mắc bệnh gút cần uống đủ nước

7. Dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn: Ibuprofen (Motrin) là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng để điều trị cơn đau cấp tính. Bác sĩ Leisen cho biết: “Nếu bạn không mắc bệnh thận, NSAIDs là thuốc tốt nhất để cắt cơn đau”.

8. Hãy thử steroid: Thuốc prednisone chứa steroid có thể được sử dụng cho những trường hợp không thể dùng NSAIDs. Prednisone thường được dùng bằng đường uống với liều giảm dần trong vòng 10 đến 14 ngày. Nếu bạn đang điều trị tại bệnh viện thì steroid có thể được tiêm tĩnh mạch.

9. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc dành riêng cho bệnh gút!

Colchicine (Colcrys) thường được dùng bằng đường uống để giảm cơn đau cấp tính do gút. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các tinh thể urat nằm trong khớp - gây ra cơn gút cấp. Colchicine thường có hiệu quả trong khoảng 12-24 giờ sau khi sử dụng.

Allopurinol (Zyloprim) có thể được dùng cho những trường hợp bị tái phát bệnh. Thuốc có tác dụng làm giảm axit uric trong máu. Probenecid là một loại thuốc hoạt động bằng cách loại bỏ axit uric ra khỏi thận.

10. Kiên trì điều trị bệnh gút kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược

Bác sĩ Leisen cho biết: “Đôi khi lời khuyên tốt nhất cho người mắc bệnh gút là hãy kiên nhẫn và chờ đợi. Cơn gút cấp thường kết thúc trong vài ngày. Hãy sử dụng thuốc do bác sĩ kê và nằm nghỉ trên giường. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn”.

Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian giữa các đợt tấn công của gút khá dài. Thực tế, đối với 62% người bị gút, đợt tấn công tiếp theo sẽ xảy ra trong hơn 1 năm tới. Một số khác sẽ không bị “tấn công” bởi gút trong 10 năm tới. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu bị cơn gút cấp thường xuyên hơn thì hãy gặp bác sĩ và áp dụng biện pháp điều trị lâu dài. Bạn càng sớm bắt đầu điều trị và kiểm soát cơn đau thì bạn sẽ càng nhanh chóng được “trở lại trên đôi chân của mình”. Vậy giải pháp an toàn và hiệu quả dành cho người mắc bệnh gút là gì?

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn là duy trì thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp dùng sản phẩm thành phần thiên nhiên hỗ trợ điều trị gút. Trong xu hướng này, sản phẩm được tin tưởng lựa chọn hơn cả là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong.

 Hoang-Thong-Phong-giup-ho-tro-dieu-tri-va-giam-dau-do-gut

Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị và giảm đau do gút

Được chắt lọc từ những kinh nghiệm quý báu của y học cổ truyền cùng công nghệ khoa học hiện đại, Hoàng Thống Phong chứa các vị thuốc quý như trạch tả, ba kích, nhàu… có tác dụng tăng cường chức năng gan, thận; đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều trị gút, giảm đau do gút và ngăn chặn bệnh tái phát. Hoàng Thống Phong rất an toàn cho sức khỏe nên người bệnh hoàn toàn yên tâm khi dùng trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị gút tốt nhất.

Công dụng của Hoàng Thống Phong đã được chứng minh qua nghiên lâm sàng.

Hoàng Thống Phong đã giúp nhiều bệnh nhân chấm dứt hoàn toàn cơn đau do gút, điển hình như trường hợp trong video sau đây:

Bất kỳ ai đã từng 1 lần chịu đau do cơn gút cấp đều thấu hiểu cảm giác đáng sợ như thế nào và hy vọng sẽ không bao giờ gặp lại một lần nữa. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì nỗi lo lắng đó sẽ không bao giờ rời xa bạn. Vì vậy, hãy là bác sĩ của chính mình bằng cách áp dụng 10 bước đơn giản trên để có thể “sống chung” hòa bình với gút bạn nhé!

Khắc Lâm