Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng, những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ thường dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu. Vậy bệnh gút và hội chứng này có mối liên quan với nhau không? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thế nào là hội chứng ngừng thở khi ngủ?
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là tình trạng ngừng thở hoặc thở quá nông lúc về đêm khi ngủ.Việc ngừng thở có thể kéo dài vài giây hoặc lâu hơn dẫn đến thiếu oxy trong máu gây rối loạn giấc ngủ về đêm, khiến cho người bệnh phải ngủ ngày nhiều hơn và thường phát ra tiếng ngáy to khi ngủ.
Những người mắc hội chứng này có các bộ phận như lưỡi và sụn vùng hầu họng bị tụt vào trong, bên cạnh đó sự phì đại quá mức của mô mềm dẫn đến hẹp đường hô hấp trên gây tắc nghẽn lưu lượng khí, kết hợp với giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ hô hấp trong lúc ngủ và đó là lí do gây ra ngưng thở.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ được chia làm 2 loại: ngưng thở trung ương và ngưng thở tắc nghẽn.
Một số đối tượng dễ mắc bệnh này là: béo phì (chiếm cao nhất), một số người có cấu trúc bất thường về sọ mặt và mô mềm đường hô hấp trên, di truyền, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, uống nhiều rượu bia và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới…
Béo phì là đối tượng dễ mắc bệnh gút và hội chứng ngừng thở khi ngủ
Hội chứng ngừng thở khi ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Các nghiên cứu trước đây đã cho kết quả rằng, những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ thường dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu, nhưng vẫn chưa xác định được hội chứng này có thật sự liên quan nhiều đến bệnh gút không?
Vì để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát thực tế sử dụng các dữ liệu từ mạng lưới cải thiện sức khỏe, cơ sở dữ liệu y tế của Anh. Họ đã nghiên cứu hơn 9.800 người ở độ tuổi 54 bị chứng ngừng thở khi ngủ và nhóm đối chứng không mắc hội chứng này gồm 43.598 người. Vì hội chứng ngừng thở khi ngủ có liên quan mật thiết với tình trạng béo phì nên những người tham gia được lưu ý đến trọng lượng cơ thể và các đặc điểm khác để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu.
Sau 1 năm, GS Yuqiing Zhang, Đại học Boston, đã đưa ra kết luận rằng những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ có nguy cơ bị tấn công bởi các cơn gút cấp cao hơn 50% so với những người không mắc. Một điều quan trọng hơn nữa là nguy cơ này sẽ tăng khi kết hợp với các yếu tố về giới tính, độ tuổi và tình trạng cân nặng. GS Zhang còn cho biết thêm khi điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút và cần có thêm những nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của hội chứng này lên nồng độ axit uric trong máu và nguy cơ mắc bệnh gút.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút như: Béo phì, tăng huyết áp, hội chứng ngừng thở khi ngủ… tất cả những yếu tố này có mối liên quan mật thiết với nhau và đều gây ra tình trạng tăng axit uric máu dẫn đến bệnh gút. Vì thế, để hỗ trợ điều trị bệnh gút thì yếu tố đầu tiên là phải hạ được nồng độ axit uric trong máu về ngưỡng cho phép. Việc sử dụng các loại thuốc tây giúp làm giảm nồng độ axit uric lâu dài thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang được nhiều người quan tâm đến. Hiện nay, đi đầu trong dòng sản phẩm thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả có thể nhắc đến Hoàng Thống Phong. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả tích cực. Với tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tăng cường chức năng gan thận, giảm đau và phòng ngừa sự tái phát của các cơn gút cấp mà không gây ra tác dụng phụ, Hoàng Thống Phong đã và đang được nhiều chuyên gia và nhiều người bị gút tin dùng.
Năm 2015, Hoàng Thống Phong được vinh dự nhận được giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội khoa học Công nghệ lương thực – thực phẩm Việt Nam trao tặng.
Kim Như