Bệnh gút là tình trạng viêm khớp phổ biến, thường gặp ở nam giới từ 30 -50 tuổi. Tuy nhiên, ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nếu đột nhiên thấy có cơn đau khớp dữ dội về đêm thì rất có thể bạn đang bị gút. Trong trường hợp này, bạn cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh gút
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh gút là do nồng độ axit uric máu quá cao. Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy một hợp chất có tên gọi là purin. Purin có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận đưa ra ngoài qua quá trình bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận bị suy giảm chức năng, không đủ khả năng để bài tiết các chất độc hại ra ngoài sẽ khiến axit uric tích tụ trong máu, lâu dần kết tinh thành tinh thể hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp và gây ra cơn đau gút. Những nguyên nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng có thể kể tới như:
- Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Thường xuyên ăn thực phẩm giàu purin như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, măng tây,…
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây bệnh gút
- Do sử dụng quá nhiều bia rượu: Bia là nguồn cung cấp purin dồi dào, còn rượu khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh đào thải axit uric. Ngoài ra, tiêu thụ một lượng lớn rượu cũng làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.
- Chế độ sinh hoạt: Thức khuya thường xuyên, ăn uống không điều độ, ít tập thể dục,… gây ra rối loạn chuyển hóa và dẫn đến bệnh gút.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Người bị mắc các vấn đề như: Rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
- Lạm dụng các loại thuốc điều trị như: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc điều trị bệnh lao như pyrazinamid,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.
Nguyên nhân gây bệnh gút là gì? Mời bạn nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn trong video sau:
Đau khớp về đêm – Dấu hiệu bệnh gút không thể bỏ qua
Đau khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể như: Viêm khớp hoặc do chấn thương khi chơi thể thao, lao động quá sức… Tuy nhiên, nếu có cơn đau khớp đột ngột về đêm thì rất có thể bạn đang mắc bệnh gút.
Các chuyên gia nhận định, bệnh gút dễ gây đau cấp tính về đêm là do đây là thời điểm nhiệt độ cơ thể giảm nên tạo ra môi trường lý tưởng để kết tinh axit uric tại các khớp. Ngoài ra, nguyên nhân khiến bệnh gút gây đau về đêm còn do:
- Mất nước: Phần lớn lượng nước giảm đi khi ngủ qua quá trình hô hấp và toát mồ hôi. Theo GS.TS. Theodore Vanitallie, tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ: “Mất nước làm tăng nồng độ axit uric trong máu và có thể gây ra một cơn đau gút cấp tính”. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn cần uống đủ 6 - 8 ly nước lọc mỗi ngày để cơ thể luôn được bổ sung đủ nước và giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát về đêm.
Bệnh gút dễ tấn công vào ban đêm
- Do cơ thể không hoạt động: Khi khớp xương ở trạng thái “nghỉ ngơi” vào ban đêm, các chất lỏng trong cơ thể sẽ không thể di chuyển một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này khiến axit uric có cơ hội tích tụ tại khớp và gây cơn đau gút sau vài giờ khi ngủ.
- Do uống rượu, bia: Rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơn đau gút “tấn công” vào đêm khuya. Đây là 2 loại đồ uống có chứa hàm lượng purin cao khiến axit uric trong máu tăng, gây ra đau đớn. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên dùng rượu, bia, nhất là trong bữa ăn tối.
Xem thêm: Đau khớp đầu gối cũng có thể là do bệnh gút - Tại sao lại như vậy?
Làm sao để giảm cơn đau khớp về đêm do bệnh gút?
Để phòng tránh nguy cơ cơn đau gút tấn công về ban đêm, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như:
- Hạn chế ăn nhiều vào bữa tối, nhất là thời điểm gần lúc đi ngủ. Đặc biệt, cần tránh thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, trà, cà phê, nước giải khát có chứa caffeine, thịt gà, thịt vịt,…
Người bị gút nên hạn chế uống rượu, bia
- Uống một cốc nước trước khi đi ngủ. Nếu thức dậy vào ban đêm, bạn có thể uống thêm nước để tăng cường hoạt động trao đổi chất và ngăn ngừa bệnh gút tái phát.
- Duy trì trọng lượng cơ thể bằng cách tập luyện thường xuyên sẽ rất tốt cho giấc ngủ và giảm nguy cơ cơn đau gút tái phát.
- Cố gắng giữ ấm cơ thể về đêm, đặc biệt là chân và tay vì những vị trí này rất dễ bị gút tấn công.
- Không nên ăn bữa tối quá no, đặc biệt là sử dụng rượu, bia vì nó sẽ khiến bạn gặp cơn đau khớp dữ dội về đêm.
- Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc.
Xem thêm: Nếu không muốn đau đớn vì bệnh gút, chớ dại ăn những thực phẩm này
Hỗ trợ điều trị đau gút về đêm nhờ thảo dược
Theo các chuyên gia, hiện chưa có cách giúp điều trị bệnh gút triệt để mà các phương pháp chủ yếu tập trung vào 2 mục tiêu chính là:
- Giảm đau, chống viêm, giúp người mắc cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau gút xuất hiện.
- Bồi bổ chức năng thận, tăng cường đào thải axit uric máu để phòng ngừa cơn đau tái phát trong tương lai và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Để đạt được những mục tiêu điều trị này, người mắc bệnh gút thường phải sử dụng thuốc tây trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Hơn nữa, còn gây ra phản ứng nhờn thuốc, khiến cơn đau tái phát liên tục với mức độ nghiêm trọng hơn.
Sử dụng thuốc tây dễ gây tác dụng phụ
Nhận thấy những khó khăn trong điều trị bệnh gút, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Hoàng Thống Phong có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên giúp khắc phục nhược điểm mà thuốc tây y mang lại. Hoàng Thống Phong chứa các thành phần thảo dược tốt cho người mắc bệnh gút như:
- Cây trạch tả: Có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ xa xưa để giúp quá trình đào thải axit uric được thuận lợi hơn. Khi nồng độ axit uric trong máu trở về ngưỡng cho phép sẽ giúp phòng ngừa cơn gút cấp tái phát và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
- Ba kích, nhàu, hoàng bá có công dụng tăng cường chức năng thận, giúp thận đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Điều này giúp sản phẩm Hoàng Thống Phong tác động đến nguyên nhân sâu xa làm tăng axit uric máu và hình thành bệnh gút, đó là chức năng thận suy giảm.
- Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá giúp chống viêm, giảm đau, cải thiện triệu chứng sưng, đau ở người bị bệnh gút rất hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong
Đa số người dùng đã sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong chia sẻ cải thiện rõ rệt qua 04 giai đoạn:
- Sau 5-7 ngày: Tình trạng đau khớp do gút giảm rõ rệt, cơn đau không còn nặng nề như trước. Người bị bệnh có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng.
- Sau 2 tuần: Người bị bệnh gút cảm thấy các khớp nhẹ nhàng hẳn, cơn đau gút không còn. Chỉ số axit uric giảm so với giai đoạn trước đó.
- Sau 1 - 3 tháng: Chỉ số axit uric về ngưỡng bình thường, cơn đau không tái phát. Người mắc có thể ăn thịt, cá ở mức cho phép mà không bị đau khớp. Với người bị gút mạn tính sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể, kích thước hạt tophi không phát triển.
- Sau 3 - 6 tháng: Người mắc gút cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ tốt, có thể vận động, sinh hoạt bình thường, đau gút không tái phát. Với người bị gút mạn tính sẽ thấy các hạt tophi nhỏ dần, bệnh ít tái phát hơn, cơn đau không còn nặng nề như trước.
Nhiều người đã cải thiện bệnh gút thành công
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng.
>>> Ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107) ở thôn 11, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ông Hiền bị đau gút, cứ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản thì bệnh lại tái phát. Mỗi khi cơn đau tấn công, ông Hiền đều đau đớn tới mức không thể chịu đựng được. May mắn, nhờ biết tới và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mà cơn đau gút không còn tái phát. Ông ăn uống thoải mái hơn, ngủ ngon hơn và cơ thể luôn khỏe mạnh. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Hiền trong video sau:
>>> Bác Phạm Bá Tuất (trú tại số 1082, Phố Minh Hà, Phường Tiên Cát, Thành Phố Việt Trì, Phú Thọ)
Bác Tuất thường xuyên bị bệnh gút tấn công tới mức không thể vận động được. May mắn, bác biết đến sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong. Sau 3 tháng sử dụng sản phẩm, bác đi tái khám thì thấy lượng axit uric về còn 415 µmol/l (trước đó chỉ số axit uric của bác là 670 µmol/l). Bác thấy cơ thể nhẹ nhàng hẳn, các khớp hết đau và sưng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Cùng xem chia sẻ của bác Tuất TẠI ĐÂY
Xem thêm: Kinh nghiệm giảm axit uric máu, cải thiện cơn đau gút của ông Đoàn Đình Quỳnh (Nghệ An)
Đánh giá của chuyên gia
Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người mắc gút, Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Sau đây là phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về công dụng của cây trạch tả - thành phần chính có trong sản phẩm Hoàng Thống Phong:
Xem thêm: Phòng ngừa bệnh gút tái phát bằng Hoàng Thống Phong có hiệu quả không?
Giải thưởng khẳng định uy tín của Hoàng Thống Phong
Hoàng Thống Phong vinh dự liên tục trong nhiều năm nhận được các giải thưởng như: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”; “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng”; “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”; Giải "Thương hiệu gia đình tin dùng";...
Hoàng Thống Phong vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”
Mọi thắc mắc về tình trạng bệnh gút cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.
Minh Anh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.