Bệnh gút thường được biết đến với những cơn đau đớn tột cùng tại các khớp bàn chân, ngón chân. Vậy bạn có biết, đau khớp đầu gối cũng có thể là do bệnh gút? Nếu đang có những băn khoăn về bệnh gút ở đầu gối thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để trang bị cho mình những thông tin hữu ích nhé!

Bệnh gút là gì?

Gút là một dạng viêm khớp phổ biến, thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, bàn chân, bàn tay nhưng có thể phát triển ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm một hoặc cả hai đầu gối. Nó hình thành khi cơ thể có nồng độ axit uric cao. Axit uric tạo thành các tinh thể sắc nhọn gây ra cơn đau đột ngột và sưng.

Khi bệnh gút ảnh hưởng đến đầu gối sẽ khiến khớp bị đau và khó có thể thực hiện các cử động bình thường. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn.

 Bệnh gút gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày

Bệnh gút gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ được cho là nguyên nhân gây bệnh gút như:

- Chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu, bia,… được xem là những nguyên nhân gây bệnh gút phổ biến.

- Bệnh gút cũng có thể phổ biến hơn sau phẫu thuật, chấn thương,…

- Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ. Hầu hết nam giới được chẩn đoán mắc gút từ 30 - 50 tuổi. Ở phụ nữ, bệnh thường phổ biến sau thời kỳ mãn kinh.

- Những ai có người thân bị gút cũng tiềm ẩn nhiều khả năng mắc phải căn bệnh này cao hơn.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, điều trị huyết áp cao cũng làm tăng mức axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

>> Xem thêm: 5 triệu chứng điển hình của gút bạn không thể bỏ qua

Triệu chứng đau khớp đầu gối do gút có gì khác biệt?

Triệu chứng chính của tình trạng đau khớp đầu gối do bệnh gút là đau và khó chịu ở khu vực xung quanh. Hãy nhớ rằng, bệnh gút thường không thể đoán trước. Bạn vẫn có thể đi lại, sinh hoạt bình thường mà không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi thức dậy với một cơn đau dữ dội ở đầu gối.

Trong một số trường hợp, bệnh gút thường bắt đầu gây đau ở ngón chân cái trước khi chuyển sang các khu vực khác, chẳng hạn như đầu gối. Theo thời gian, những đợt tái phát của bệnh gút sẽ nặng nề hơn cả về thời gian và mức độ.

 Đau khớp đầu gối cũng có thể là do bệnh gút

Đau khớp đầu gối cũng có thể là do bệnh gút

Các triệu chứng khác bạn có thể cảm thấy khi bị bệnh gút ở đầu gối, bao gồm:

- Đau, sưng ở khớp đầu gối;

- Cứng khớp, di chuyển khó khăn;

- Đau thường dữ dội hơn về đêm hoặc khi bạn ăn các thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…

- Khớp sưng, đỏ, da xung quanh có dấu hiệu bong tróc;

- Đau hết sau khoảng 7 – 10 ngày dù không được điều trị;…

Bệnh gút ở đầu gối được chẩn đoán như thế nào?

Nếu nghĩ rằng bạn có thể đang bị bệnh gút nhưng chưa được chẩn đoán, hãy thử gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên khoa và có kết luận chính xác nhất. Bệnh gút dễ chẩn đoán hơn khi cơn đau đang bùng phát, đặc biệt các triệu chứng đau, sưng, đỏ,… có thể cảm nhận và nhìn thấy bằng mắt thường.

 Phát hiện bệnh gút qua các triệu chứng lâm sàng

Phát hiện bệnh gút qua các triệu chứng lâm sàng

Khi đi khám, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về chế độ ăn uống, bất kỳ loại thuốc nào đang dùng, tiền sử gia đình… Điều này có thể giúp loại trừ các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm nhiễm trùng hoặc viêm khớp dạng thấp.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu. Nếu nồng độ axit uric máu cao trên 70 mg/l (420μmol/l) với nam và trên 60 mg/l (360μmol/l) với nữ thì chứng tỏ cơn đau khớp đầu gối của bạn có liên quan tới bệnh gút.

Tuy nhiên, một số người có nồng độ axit uric cao và không bị bệnh gút, nhưng cũng có nhiều người xuất hiện cơn đau khớp đầu gối ngay cả khi có chỉ số axit uric bình thường. Chính vì vậy, có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác như: Chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT để kiểm tra sự hiện diện của tinh thể urat trong đầu gối.

 Siêu âm đầu gối để phát hiện tinh thể urat

Siêu âm đầu gối để phát hiện tinh thể urat

Cuối cùng, họ có thể làm xét nghiệm dịch khớp. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ dịch khớp từ đầu gối của bạn bằng một cây kim nhỏ và nhìn vào nó dưới kính hiển vi để phát hiện có tinh thể axit uric hay không.

Điều trị bệnh gút ở đầu gối bằng cách nào?

Khi phát hiện bị bệnh gút ở đầu gối, bạn cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh gút là hạn chế ăn các loại thực phẩm và đồ uống giàu purin. Hãy nhớ rằng, cơ thể bạn sản xuất axit uric khi phân hủy purin. Điều đó có nghĩa là, bạn cần tiêu thụ ít hơn các thực phẩm như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, rượu, đồ uống có đường… Hãy thử hoán đổi thực phẩm giàu purine với trái cây, rau, ngũ cốc và protein nạc. Tìm hiểu thêm về những gì nên ăn và những gì cần tránh khi bạn bị bệnh gút.

Bên cạnh đó, để kiểm soát bệnh gút tốt hơn, giới chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

 Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút an toàn, hiệu quả

Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút an toàn, hiệu quả

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp cùng nhiều vị thảo dược khác như: Nhọ nồi, ba kích, hoàng bá, thổ phục linh,… giúp hỗ trợ phục hồi chức năng chuyển hóa của gan, thận, tăng cường tuần hoàn để máu được lưu thông, ngăn chặn không cho axit uric đọng lại thành các tinh thể ở khớp cơ. Từ đó giúp giảm tổng hợp, tăng đào thải axit uric. Hoàng Thống Phong còn giúp giảm các triệu chứng viêm, đau một cách rõ rệt, ngăn ngừa sự tái phát cơn gút cấp.

Sản phẩm Hoàng Thống Phong ngoài tác dụng với bệnh viêm khớp do gút còn làm giảm hẳn tình trạng phù nề, mệt mỏi, giúp người bị tăng huyết áp điều hòa được huyết áp tốt hơn.

Đã có nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút cho kết quả tích cực: Nồng độ axit uric giảm dần trong quá trình điều trị, người bị gút giảm dần các cơn đau, giảm viêm trong 2 ngày đầu. Không thấy có cơn gút tái phát trong 6 tháng và không có ảnh hưởng xấu đến gan, thận, không gây tác dụng phụ.

Nhiều người cải thiện đau gút sau thời gian ngắn

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị bệnh gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tiêu biểu như bác Đặng Xuân Hoan (0975779337/ 02437634698, ở Từ Liêm, Hà Nội). Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:

Tương tự trường hợp của bác Hoan, thầy Trần Đình Châu (số 41, tổ 12, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội) cũng mắc bệnh gút trong nhiều năm. Bệnh gút khiến thầy Châu đau đến mức cảm tưởng như một sợi lông gà đụng đến cũng không thể đi lại được. Vậy mà, thầy đã vượt qua căn bệnh này chỉ sau 6 tháng điều trị đúng cách. Mời bạn nghe chia sẻ của thầy Châu qua video dưới đây:

>>> Xem thêm: Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Bính (Hà Nội) về hành trình giảm đau gút sau 5 tháng

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người mắc gút, Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu lâm sàng và nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Sau đây là phân tích của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về kết quả nghiên cứu lâm sàng của sản phẩm Hoàng Thống Phong:

>>> Xem thêm: Chuyên gia đánh giá hiệu quả chữa đau gút của cây trạch tả

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng đau khớp đầu gối do bệnh gút. Hãy giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!

Mọi thắc mắc về đau khớp đầu gối do bệnh gút cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước cuộc gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bảo Anh

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!