Ai cũng biết, nước có một vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người uống ít nước có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với người uống nhiều nước. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mối quan hệ giữa nước và bệnh gút
Chuyên gia y tế Tuhina Neogi và cộng sự tại Trường Y khoa, Đại học Boston đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để khẳng định mối quan hệ giữa nước và bệnh gút. Cuộc khảo sát trực tuyến của bà đã thu hút được 535 ứng viên đăng ký, trong đó có 78% là nam giới.
Mỗi người tham gia có một tài khoản trực tuyến và họ báo cáo mỗi khi bị bệnh gút tấn công, hoặc sau 3 tháng, nếu họ không bị cơn đau gút. Những người này cũng sẽ cung cấp thông tin về lượng nước mà họ uống trong 24 giờ trước mỗi lần bị đau gút cũng như giai đoạn khi không bị đau.
Kết quả sau 6 tháng cho thấy, những người uống nước nhiều, đều đặn có nguy cơ bị cơn đau gút thấp hơn so với người uống ít nước. Cụ thể:
- Người tham gia uống từ 2-4 ly nước mỗi ngày có xu hướng giảm được 18% nguy cơ bị gút tấn công.
- Người uống từ 5 - 8 ly nước mỗi ngày đã giảm được 43% nguy cơ bị gút.
- Người uống hơn 8 ly nước mỗi ngày giảm được 48% nguy cơ bị cơn gút cấp tìm đến.
Uống ít nước làm tăng nguy cơ bị gút
Giải thích cho điều này, bà Tuhina Neogi cho biết: “Nước là một trong những tác nhân quan trọng giúp cơ thể pha loãng lượng axit uric trong máu, ngăn chặn không cho chất này tích tụ thành các tinh thể urat bám vào xương khớp gây ra bệnh gút. Việc uống nhiều nước cũng kích thích cơ thể đi tiểu nhiều hơn và làm tăng khả năng đào thải axit uric thông qua đường tiết niệu. Nhờ vậy, nồng độ axit uric trong máu sẽ giảm và những người uống nhiều nước thì sẽ hạn chế đáng kể nguy cơ mắc bệnh gút”.
Bà Tuhina Neogi cũng khẳng định thêm: "Việc mất nước thực sự là một cú kích hoạt quan trọng cho các cuộc tấn công bệnh gút. Chúng tôi nghĩ rằng, uống nước có thể là một cách đơn giản, an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa các cơn gút tái phát. Vì vậy những người mắc bệnh gút cần đảm bảo lượng nước uống mỗi ngày ngoài các biện pháp điều trị mà bác sĩ đã chỉ định”.
Uống nước đúng cách để ngăn ngừa bệnh gút tấn công
Mặc dù nước rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút, tuy nhiên, không phải cứ uống nhiều là tốt. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần uống nước khoa học và đúng cách.
Cần uống nước đúng cách để không gây hại cho sức khỏe
Uống quá nhiều nước có thể gây ra tình trạng loãng điện giải trong máu, hạ áp hoặc khiến nước tràn vào các tế bào thần kinh, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Dưới đây là cách uống nước như thế nào cho đúng để mang đến hiệu quả phòng bệnh gút:
- Mỗi ngày, uống trung bình từ 1,5 – 2 lít nước bao gồm cả nước lọc, nước canh, nước hoa quả, sữa…
- Đối với người lao động nặng nhọc, ra nhiều mồ hôi hoặc trong mùa hè nắng nóng, oi bức, có thể uống từ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Với bệnh nhân đã mắc bệnh gút, cần uống nước nhiều hơn người bình thường để tăng khả năng đào thải axit uric, giúp phòng ngừa tái phát cơn đau gút cấp. Ngoài ra, có thể uống thêm các loại nước ép hoa quả như nước dưa hấu, anh đào, bông cải, cà rốt….
Tăng hiệu quả phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút nhờ sản phẩm thảo dược chứa cây trạch tả
Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy, đừng bao giờ nghĩ có bệnh mới cần chữa, bởi phòng ngừa dễ hơn điều trị rất nhiều. Đặc biệt với bệnh gút vì đây là bệnh mạn tính, nếu không may mắc phải thì rất khó để có thể điều trị tận gốc. Ngay từ hôm nay, bạn hãy luôn uống đủ nước để phòng bệnh gút. Bên cạnh đó, một giải pháp hiệu quả khác cũng đang được nhiều chuyên gia khuyên bệnh nhân lựa chọn, trở thành “cứu cánh” cho người mắc gút là sử dụng sản phẩm chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên.
Từ xa xưa, cây trạch tả đã được biết đến như một loại thảo dược quý cho bệnh nhân mắc bệnh gút. Theo đông y, trạch tả là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt mát, thanh nhiệt, tiêu thũng, lợi tiểu, quy kinh thận và bàng quang. Thường dùng trị các bệnh sỏi thận, tiểu tiện khó, bệnh gút, đau đầu, hạ cholessterol trong máu….
Hoàng Thống Phong có thành phần chính từ cây trạch tả
Ngày nay, cây trạch tả vẫn được y học đánh giá cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm Hoàng Thống Phong. Đây là sản phẩm có thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp các thảo dược quý khác như nhàu, ba kích… có tác dụng hạ nồng độ axit uric trong máu, giảm đau, cải thiện vận động, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn các cơn đau gút tái phát.
Sản phẩm Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả tích cực. Kết quả cho thấy, Hoàng Thống Phong đạt kết quả hỗ trợ điều trị rất tốt: hầu hết người tham gia đều thấy giảm đau khá nhanh và giảm axit uric; có tới 88,9% người tham gia nghiên cứu nồng độ axit uric máu trở về bình thường sau khi dùng kèm Hoàng Thống Phong, điều này có giá trị lớn trong dự phòng bệnh gút; mặt khác, không còn ai nào bị tái phát cơn gút sau 6 tháng sử dụng.
Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về kết quả nghiên cứu tác dụng chữa bệnh gút của Hoàng Thống Phong:
Như vậy có thể thấy, nước đóng vai trò quan trọng với mỗi chúng ta. Hãy đảm bảo chế độ ăn hằng ngày của bạn đang cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên sử dụng Hoàng Thống Phong để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, làm giảm cơn đau gút hiệu quả.
Linh Hương