Ngày nay, bệnh gút có tỷ lệ ngày càng gia tăng và không ngừng phát triển. Bệnh gút rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh về xương khớp khác, vì vậy nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh gút.
Bệnh gút theo y học hiện đại đây là bệnh có liên quan đến sự rối loạn các chất trong cơ thể, mà các chất này chủ yếu được tìm thấy trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Trong y học cổ truyền gọi là bệnh thống phong, gồm thể phong thấp nhiệt, thể tì hư trọc ứ, thể khí trệ trọc ứ và thể thận hư trọc ứ. Bệnh này thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên, trong khi đó nữ giới sau giai đoạn mãn kinh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh gút. Biểu biện đặc trưng của bệnh là các cơn đau kinh hoàng về đêm, bỏng rát, kèm theo nóng, sưng, đỏ thường thấy nhất là ở khớp ngón chân cái, ngoài ra các vị trí khác như khớp ngón tay, khuỷu tay, khớp gối vẫn có nhưng ít hơn.
Các biến chứng nguy hiểm từ bệnh gút.
Theo thống kê, bệnh gút chiếm khoảng 1-2% dân số ở các nước phát triển và đứng thứ 15 trong các bệnh về khớp. Đây là bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm xương khớp khác nên việc điều trị không đúng cách, không kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. Có nhiều loại biến chứng thường gặp trong quá trình điều trị bệnh gút:
- Tổn thương xương khớp: Với những người bệnh gút có xuất hiện các cục sưng to, đến một thời điểm nhất định, các cục này vỡ ra gây loét tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp, khiến cho khớp bị nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Nghiêm trọng hơn, các khớp xương có thể bị hủy hoại, dẫn đến tháo khớp khiến cho người bệnh rất khó khăn trong các sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh gút nếu như không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tháo khớp.
- Suy thận, sỏi thận: Khoảng 10-15% người bị gút có kèm theo suy giảm chức năng thận, chủ yếu là viêm khe thận, cầu thận. Những người bệnh gút, do sự rối loạn các chất trong cơ thể nên đã tăng áp lực đào thải các chất độc qua thận. Chính vì thế, thận phải làm việc liên tục, làm cho chức năng thận ngày càng suy yếu, khi đó các chất thải này có điều kiện bám lại trong các ống thận gây nên sỏi thận cấp. Mặt khác, nhiều trường hợp người bệnh không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút nhưng gây độc cho thận (nhất là các loại thuốc chống viêm, giảm đau) khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. Ngoài ra bệnh gút còn làm tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
- Tác dụng phụ của các thuốc điều trị: Với các loại thuốc tây điều trị gút hiện nay thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn như gây dị ứng, ảnh hưởng tới đường ruột, chức năng thận...
Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Khi nhắc đến bệnh gút, người ta chỉ quan tâm đến những cơn đau khớp cấp mà ít khi đề cập đến những biến chứng của nó. Bản thân những người bệnh cũng chưa có những kiến thức đầy đủ về căn bệnh này nên thường chủ quan, không có sự kiêng trì trong điều trị, hoặc do hiểu sai bệnh nên điều trị lệch hướng, tự mua thuốc về uống... những điều đó khiến cho việc điều trị bệnh trở nên rất khó khăn, cũng như khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn mới bắt đầu điều trị.
Ngày nay, việc dùng các loại thuốc tây để giúp điều trị bệnh gút thường mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Việc áp dụng những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút từ đông y đang được các bác sĩ cũng như người bệnh tin dùng vì hiệu quả của nó đáng kể nhưng không mang lại tác dụng phụ, và sản phẩm Hoàng Thống Phong đáp ứng được những điều ấy. Sản phẩm Hoàng Thống Phong với các thành phần từ tự nhiên như hoàng bá, nhọ nồi, nhàu, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, trạch tả có tác dụng giúp giảm các cơn đau gút cấp hiệu quả, ngăn ngừa sự tái phát các cơn đau trở lại, tăng cường chức năng gan, thận,... giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả. * Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Sản phẩm Hoàng Thống Phong đã vinh dự nhận được giải thưởng "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em".
Điều trị bệnh gút là cả một quá trình, người bệnh cần phải kiên trì theo đúng như liệu trình của bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, người bệnh gút nên thay đổi thói quen ăn uống của mình, đừng nên ăn quá nhiều đạm, rượu bia, các chất kích thích khác, điều này khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Nên ăn nhiều rau quả xanh, uống nhiều nước, luyện tập thể thao, thường xuyên đi kiểm tra tình trạng bệnh của mình để có sự tầm soát bệnh hiệu quả hơn!
Hồng Nhung.
Đây chỉ là trang web trả lời tư vấn online, để khám và điều trị bệnh thì bạn có thể đến các bệnh viện có các khoa chuyên về xương khớp bạn nhé!
chúc bạn sức khỏe!
Có phải bạn muốn hỏi rằng chỉ số axit uric máu là 6.04 mg/dl thì có bệnh gút không?
Với chỉ số axit uric như thế thì không mắc bệnh gút bạn nhé, vì ngưỡng an toàn là dưới 7,0 mg/dl. Bạn không cần phải lo lắng quá.
Chúc bạn sức khỏe!