Theo các chuyên gia, có sự liên quan chặt chẽ giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ axit uric máu. Nguyên nhân là do ở những người béo phì, khả năng đào thải axit uric giảm trong khi đó khả năng tổng hợp axit uric lại tăng lên, khiến nồng độ axit uric trong máu của họ tăng cao, dễ dẫn tới bệnh gút. 

Hơn nữa, chế độ ăn gồm những thực phẩm giàu chất purin (phủ tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua,…), thức ăn chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia,… cũng khiến người béo phì có nguy cơ cao mắc gút. Theo thống kê gần đây, khoảng 50% bệnh nhân gút có cân nặng vượt ngưỡng bình thường.

hình ảnh minh họa cho người béo phì

Biểu hiện đặc trưng của bệnh gút là các đợt viêm cấp tính gây đau dữ dội, sưng, nóng, đỏ ở khớp, thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm tại khớp ngón chân cái. Những đợt viêm khớp này có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Nếu không có chế độ dự phòng và điều trị thích hợp, các cơn gút cấp sẽ quay trở lại thường xuyên hơn, trở thành mạn tính, làm xuất hiện hạt tophi dưới da. Bên cạnh đó, khi bị gút mạn tính, muối urat lắng đọng trong thận tạo thành sỏi thận và có thể dẫn tới suy thận.

Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần làm xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu cùng với những triệu chứng lâm sàng của bệnh hoặc tìm tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp,…

Hiện nay, trong điều trị bệnh gút, bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau đặc hiệu (colchicin), thuốc hạ nồng độ axit uric máu (allopurinol,…) nhưng thường gây nhiều tác dụng phụ như dị ứng, suy thận, loét dạ dày...

Trước những khó khăn trong điều trị bệnh gút, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ.