Gút là tình trạng viêm khớp xảy ra khi bạn có quá nhiều axit uric trong máu và tạo thành các tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại khớp xương. Gút gây đau đớn tới mức, nhiều người không thể chịu đựng được “sức nặng” của một tấm ga trải giường. Vậy bạn có biết bệnh gút thường gây đau ở đâu và biểu hiện như thế nào không? Những thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây!

 bệnh gút thường đau ở đâu

Tác giả: Minh Quân

Cố vấn nội dung: Chuyên gia Nguyễn Thị Lực

Nguyên nhân bệnh gút là gì?

Bệnh gút hình thành do nồng độ axit uric máu tăng cao quá mức. Axit uric là một chất thải từ mô cơ thể và thường được bài tiết qua nước tiểu. Khi lượng axit uric trong cơ thể tăng quá nhanh và thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành tinh thể có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây viêm, sưng và đau dữ dội.

 Bệnh gút hình thành do lắng đọng axit uric tại khớp

Bệnh gút hình thành do lắng đọng axit uric tại khớp

Ngoài ra, các yếu tố có thể làm cho một người dễ bị bệnh gút hơn bao gồm:

- Trong gia đình có người bị bệnh gút.

- Thừa cân, béo phì.

- Mắc các bệnh về thận.

- Sử dụng quá nhiều rượu, bia, chất kích thích.

- Dùng thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu không theo chỉ định của bác sĩ.

- Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purin – một hợp chất được phân hủy tạo thành axit uric khi vào cơ thể.

>>> Xem ngay: Bệnh gút là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Biểu hiện của bệnh gút

Các dấu hiệu bệnh gút rất khó nhận biết bởi nó dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh gút bạn cần phải biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

- Đau khớp dữ dội: Khi bị bệnh gút, bạn sẽ nhận thấy có những cơn đau dữ dội tại khớp. Đau mạnh nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên rồi giảm dần và hết sau khoảng 7 - 10 ngày.

- Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Khác với các bệnh viêm khớp, đau do gút thường mạnh hơn về đêm và ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh.

Bệnh gút gây đau đớn dữ dội 

Bệnh gút gây đau đớn dữ dội

- Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Khi bị bệnh gút, bạn sẽ thấy các khớp bị đỏ, trông giống như nhiễm trùng. Khớp có thể bị ngứa, da xung quanh bong tróc sau khi bệnh gút thuyên giảm.

- Gặp khó khăn khi vận động: Khi gút tấn công, bạn sẽ khó vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

- Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Các đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.

- Sốt: Vì các triệu chứng diễn biến ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nên người bệnh còn cảm thấy các triệu chứng khác như: Ớn lạnh, sốt nhẹ và chán ăn, sức khỏe kém.

>>> Xem ngay: Triệu chứng cho thấy bệnh gút đang ngày càng nghiêm trọng

Bệnh gút thường đau ở đâu?

Khi gút tấn công, bạn sẽ phải chịu đựng với cơn đau, tấy buốt. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy bệnh gút thường gây đau ở đâu? Dưới đây là các vị trí mà bệnh gút có thể tấn công:

Khớp chi dưới:

Các khớp chi dưới là vị trí dễ bị gút tấn công nhất. Bệnh gút thường khởi phát ở khớp ngón chân cái, khớp đầu gối, mắt cá chân… đầu tiên, sau đó mới tới các vị trí khác.

Bệnh gút gây đau các khớp chi dưới 

Bệnh gút gây đau các khớp chi dưới

Khớp chi trên:

Ở các khớp chi phía trên cơ thể, đau gút thường biểu hiện khá rõ ràng xung quanh các khớp ngón tay, khuỷu tay. Lúc này, bạn có thể cảm giác giống như bị trật khớp. Khớp tay chuyển sang màu đỏ, da căng bóng, nếu nặng có thể bị bong tróc.

Khớp thần kinh:

Khớp thần kinh nằm ở vị trí hai bên của xương chậu. Gút xuất hiện tại vị trí này có thể gây ra các cơn đau thắt lưng. Bệnh gút ở lưng khiến nhiều người chủ quan và nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác nên việc điều trị thường không chính xác.

Gút đa khớp:

Gút đa khớp là tình trạng bệnh tấn công ở nhiều khớp cùng một lúc. Gút đa khớp thường xuất hiện ở giai đoạn mạn tính, khiến bạn bị cơn đau tấn công trong thời gian dài và nhanh tái phát hơn.

Người bị bệnh gút thường đau ở đâu? Chuyên gia Nguyễn Thị Lực giải đáp

 >>> Xem ngay: Bệnh gút gây đau lưng. Tại sao lại như vậy?

Các giai đoạn tiến triển của bệnh gút

Bệnh gút thường tiến triển qua 3 giai đoạn, mỗi một giai đoạn sẽ có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Nhận biết được các triệu chứng của bệnh gút ở các giai đoạn khác nhau sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp.

Giai đoạn tăng axit uric máu

Thông thường, ở giai đoạn này, bệnh gút chỉ phát triển âm thầm, chưa có các triệu chứng đau khớp. Người bệnh chỉ phát hiện nồng độ axit uric máu cao hơn thông qua xét nghiệm máu. Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào tăng axit uric máu cũng đều gây ra đau gút. Trong giai đoạn này, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau gút tấn công.

Giai đoạn bệnh gút cấp tính

Khi nồng độ axit uric máu không được kiểm soát, có thể làm khởi phát cơn đau gút. Chúng  gây ra cơn đau nhức, khó chịu đặc biệt ở các khớp cổ tay, chân, ngón tay, ngón chân… Đồng thời, bạn sẽ thấy các khớp bắt đầu sưng cứng và nóng đỏ. Gút cấp tính thường tái phát trở lại sau 1 - 2 năm. Tuy nhiên, thời gian có thể nhanh hơn nếu người bệnh không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Giai đoạn gút mạn tính

Trong giai đoạn này, những sự tổn thương phát triển dần từ một khớp sang nhiều khớp khác, xuất hiện nhiều cơn đau cấp tính không thường xuyên và theo chu kỳ. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy các u cục dưới da hình thành được gọi là tophi.

Hạt tophi xuất hiện ở giai đoạn gút mạn tính 

Hạt tophi xuất hiện ở giai đoạn gút mạn tính

Tophi tiến triển nhanh có thể vỡ, gây nhiễm trùng, biến dạng xương khớp. Ở giai đoạn mạn tính, cơn đau gút sẽ nặng nề hơn cả về mức độ và thời gian đau.

>>> Xem ngay: Bệnh gút giai đoạn cuối và những biến chứng không thể xem thường

Các phương pháp điều trị bệnh gút tại nhà

Kiểm soát cơn đau gút là một phần quan trọng với người mắc gút. Nếu bạn bị cơn đau gút tấn công, hãy thử những lời khuyên đơn giản dưới đây:

- Nghỉ ngơi: Nơi tốt nhất để không bị cơn đau gút tấn công là bạn nên nằm nghỉ ngơi trên giường. Hãy để các khớp được thư giãn, cơ thể nên thả lỏng và khớp sẽ đỡ đau hơn.

- Băng bó khớp: Băng bó quanh khớp bị ảnh hưởng có thể sẽ làm giảm viêm, giúp bạn cảm thấy cơn đau dịu đi, dễ chịu hơn.

- Giữ khớp luôn thông thoáng: Giữ cho phần khớp bị đau được thông thoáng và không phải “gánh” thêm bất cứ đồ vật nào. Trọng lượng của quần áo hoặc một số đồ trên giường đều có thể khiến bạn có cảm giác đau đớn hơn gấp nhiều lần.

Luôn để khớp thông thoáng giúp cải thiện đau gút 

Luôn để khớp thông thoáng giúp cải thiện đau gút

- Xem lại chế độ ăn uống: Cơn đau gút có thể trầm trọng hơn do chế độ ăn nhiều protein động vật và rượu, do đó, bạn cần hạn chế ăn thịt và tránh uống rượu hoàn toàn trong khi bị gút.

- Uống đủ nước: Uống đủ nước rất quan trọng trong một cuộc tấn công bệnh gút. Điều này có thể giúp loại bỏ các tinh thể axit uric ra khỏi cơ thể bạn.

- Kiên nhẫn: Đôi khi lời khuyên tốt nhất là kiên nhẫn và chờ đợi nó. Một cuộc tấn công bệnh gút thường rõ ràng trong vòng vài ngày. Hãy uống thuốc theo toa bác sĩ kê cho bạn và nên nằm trên giường, bạn sẽ sớm khỏe hơn.

>>> Xem ngay: Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhanh, tốt nhất tại nhà

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Giải pháp mới cho người bị bệnh gút

Theo các chuyên gia, nhiều người sẽ phải trải qua cơn đau trong một thời gian dài giữa những cuộc tấn công. Trên thực tế, cho 62% trường hợp sẽ bị tái phát cơn đau sau khoảng hơn 1 năm. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu có các cuộc tấn công thường xuyên hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các liệu pháp điều trị bằng thuốc dài hạn. Sớm bắt đầu điều trị và kiểm soát cơn đau sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện gút tốt hơn.

Hiện nay, có một phương pháp được chuyên gia đánh giá cao, nhiều người tin tưởng lựa chọn là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

 Hoàng Thống Phong giúp cải thiện đau gút

Hoàng Thống Phong giúp cải thiện đau gút

Mua ngay

Với thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: Hạ khô thảo, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá,…

Hoàng Thống Phong giúp giảm nồng độ axit uric máu bằng cách tăng cường chuyển hóa và đào thải lượng axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể, đưa nồng độ này về mức cho phép; giảm sưng viêm cho người bị bệnh gút và chặn đứng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác liên quan đến axit uric máu cao.

Sản phẩm còn góp phần tăng cường chức năng gan, thận, phòng ngừa bệnh gút tái phát.

Gút là một bệnh mạn tính gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh, hãy áp dụng các bước trong kế hoạch trên và đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện.

Cảm nhận của khách hàng

>>> Bác Đặng Xuân Hoan (SĐT: 02437634698, ở phòng 307B, tòa nhà An Sinh, Từ Liêm, Hà Nội)

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị bệnh gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tiêu biểu như bác Đặng Xuân Hoan (Hà Nội). Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:

>>> Ông Lê Văn Bính (76 tuổi, ở số 99C phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Bệnh gút từng hành hạ ông Bính trong suốt 20 năm. May mắn, ông đã tìm ra phương pháp điều trị đúng. Cùng nghe thêm chia sẻ của ông Bính về hành trình cải thiện đau gút của mình qua video dưới đây:

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện cơn đau gút của thầy Trần Đình Châu (Hà Nội)

Trước đây, bệnh gút vẫn được xem là “bệnh của người giàu”, nhưng ngày nay, bệnh phổ biến ở mọi tầng lớp và nhiều lứa tuổi khác nhau. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia giải đáp thông tin bệnh gút là gì trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Chuyên gia đánh giá hiệu quả cải thiện bệnh gút của cây trạch tả

Mọi thắc mắc về bệnh gút thường đau ở đâu cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.