Y học hiện đại xếp bệnh gút vào nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa các chất, trong khi đó y học cổ truyền lại cho rằng bệnh này là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây bế tắc kinh lạc, tích tụ và gây sưng ở các khớp.
Bệnh gút dưới góc nhìn của y học hiện đại
Y học hiện đại xếp bệnh gút vào nhóm bệnh khớp và có liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, bệnh đã được biết đến từ rất lâu đời nhưng mãi đến cuối thế kỉ thứ XIX mới xác định được vai trò của axit uric trong việc gây bệnh. Có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh:
Tăng axit uric bẩm sinh: do thiếu men HGPT (hypoxanthin-guanin-phosphoribosyl-transferase) nên ngay từ nhỏ đã có sự tăng axit uric bẩm sinh, bệnh có các biểu hiện toàn thân, thần kinh, thận và khớp, đây là tình trạng bệnh rất nặng nhưng lại hiếm gặp.
Bệnh gút nguyên phát: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh do gắn liền với các yếu tố di truyền, cơ địa và quá trình sinh tổng hợp axit uric trong cơ thể.
Bệnh gút thứ phát: Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày ăn quá nhiều chất đạm chứa nhân purin, uống nhiều rượu bia... làm gia tăng sản xuất axit uric hoặc chức năng thận suy yếu làm hạn chế đào thải axit uric ra ngoài.
Y học hiện đại chia bệnh gút ra làm 2 thể: bệnh gút cấp tính, mạn tính; và 4 giai đoạn: tăng axit uric không triệu chứng, xuất hiện các cơn đau cấp, tổn thương khớp, xuất hiện các cục tophi khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn mạn của bệnh gút.
Bệnh gút dưới góc nhìn của y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, bệnh gút được gọi là thống phong và nguyên nhân gây ra là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, khí huyết gây tích tụ tại các khớp dẫn đến đau, sưng tại các khớp. Dịch ứ trệ lâu ngày hóa đàm, kết thành các u cục quanh khớp dưới da làm ảnh hưởng can thận, biến dạng khớp. Thống phong được chia làm 2 thể:
Thể phong thấp nhiệt: xuất hiện các cơn đau, sưng, nóng, đỏ đột ngột ở các khớp (đặc biệt là khớp ngón chân cái) kèm theo sốt nhẹ, đau đầu, khát nước, nước tiểu vàng nhưng sau đó các cơn đau này biến mất.
Thể đàm thấp ứ trệ: Các đợt đau cấp xuất hiện nhiều hơn, các khớp sưng to, đau kéo dài, xuất hiện các hạt tophi dưới da.
Ngày nay, bệnh gút đã được hiểu biết nhiều hơn thông qua y học cổ truyền và hiện đại, đồng thời việc kết hợp giữa 2 phương pháp này đã giúp mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh gút. Như trường hợp của bác Trần Đình Châu ở Long Biên, Hà Nội, bác đã có sự kết hợp đúng đắn. Bác Châu chia sẻ: " Khi bị các cơn đau gút cấp tấn công thì dập ngay các cơn đau bằng thuốc colchicine rồi sau đó chuyển sang sử dụng duy trì sản phẩm đông dược như Hoàng Thống Phong giúp đẩy lùi được các cơn đau gút hiệu quả, giúp làm giảm tần suất và cường độ các cơn đau này tái phát."
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Hoàng Anh.