Bệnh gút có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi tình trạng này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu bạn đang lo lắng không biết bệnh gút nguy hiểm như thế nào thì những phân tích trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp cần thiết. Đừng bỏ lỡ!

Bệnh gút là gì?

Gút là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây viêm. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niên.

 Bệnh gút thường gặp ở nam giới

Bệnh gút thường gặp ở nam giới

Biểu hiện người mắc bệnh gút là xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và đau ở khớp, thường là tại vị trí ngón chân, xương bàn chân… Nếu không chữa trị đúng, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tại Mỹ, một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá mức độ phổ biến của căn bệnh này trong hơn 20 năm qua. Kết quả cho thấy, bệnh gút ảnh hưởng tới 8,3 triệu người Mỹ, tương đương với 4% dân số nước này. Tỷ lệ tăng nồng độ axit uric cũng cao hơn, ảnh hưởng tới 43,3 triệu người Mỹ (chiếm 21%). Tại Việt Nam, theo thống kê của Khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong vòng 20 năm qua, tốc độ gia tăng của bệnh gút rất đáng báo động. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này nằm trong lứa tuổi từ 20 - 40 cũng tăng lên khoảng 30% so với trước đây.

Xem thêm: Bệnh gút là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh gút

Lý do chính để bệnh gút hình thành là do chỉ số axit uric trong máu quá cao. Thông thường, axit uric được thận loại khỏi cơ thể qua quá trình bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, khi thận bị suy giảm chức năng sẽ khiến axit uric tích tụ trong máu, lâu dần kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn và gây cơn đau gút.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm tăng nồng độ axit uric trong máu, phổ biến nhất là:

- Chế độ ăn: Một chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, hải sản, nước ngọt đóng chai, bia, rượu sẽ làm tăng nồng độ axit uric và gây ra bệnh gút.

 Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dễ gây bệnh gút

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dễ gây bệnh gút

- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị gút thì bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.

- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam giới, ít khi gặp ở nữ giới. Nguyên nhân là do estrogen trong cơ thể phụ nữ giúp tăng đào thải axit uric một cách tự nhiên ra ngoài cơ thể.

- Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa: Gút là bệnh về rối loạn chuyển hóa nên nếu bạn đang mắc phải các vấn đề như: Tiểu đường, béo phì,… thì nguy cơ bị bệnh gút sẽ cao hơn bình thường.

Xem thêm: Bạn có biết: Nguyên nhân gây bệnh gút cũng có thể là do gen di truyền

Triệu chứng của bệnh gút

Khớp sưng, đau đớn dữ dội là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh gút. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng cụ thể như sau:

- Giai đoạn cấp tính: Ở giai đoạn này, khi xét nghiệm máu, người bệnh sẽ thấy nồng độ axit uric tăng cao đi kèm với triệu chứng đau nhức ở khớp: Ngón chân, cổ chân, đầu gối, khớp cổ tay và ngón tay sưng đỏ. Biểu hiện rõ rệt hơn khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh hay sau các cuộc liên hoan uống nhiều bia rượu và ăn các đồ hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật.

 Bệnh gút gây sưng, đau tại khớp

Bệnh gút gây sưng, đau tại khớp

- Giai đoạn mạn tính: Ở giai đoạn này, axit uric tích tụ ngày một nhiều lên. Tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophi ở khớp gây nên tình trạng viêm, sưng, đau đớn dữ dội. Ở giai đoạn này, gút sẽ xuất hiện nhiều hơn và triệu chứng đau dữ dội so với giai đoạn cấp tính.

Xem thêm: 5 nguyên tắc ăn uống giúp giảm axit uric máu

Bệnh gút có nguy hiểm không?

Ngày nay, gút là bệnh lý phổ biến do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Cũng chính bởi lý do này mà vấn đề: Bệnh gút có nguy hiểm không luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Theo các chuyên gia, gút không phải bệnh gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách thì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.

  Bệnh gút có nguy hiểm không?

Bệnh gút có nguy hiểm không?

Dưới đây là những biến chứng thường gặp nhất của bệnh gút:

- Xuất hiện hạt tophi: Tophi là những khối tinh thể urate cứng dưới da và thường xuất hiện trong giai đoạn gút mạn tính. Chúng có thể hình thành trên hầu hết các khớp và sụn bao gồm: Ngón tay, bàn tay, bàn chân và mắt cá chân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các hạt tophi sẽ ngày càng lớn dần, chèn ép hệ thần kinh và mạch máu, đôi khi còn bị vỡ, lở loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát sinh nhiều bệnh khác.

- Tổn thương và biến dạng khớp: Khi bị bệnh gút mạn tính, sưng ở khớp thường xuyên, tình trạng viêm mạn tính và tophi có thể dẫn đến tổn thương, biến dạng và cứng khớp. Trong những trường hợp xấu nhất của bệnh gút mạn tính, bạn có thể cần phẫu thuật để khắc phục tổn thương hoặc thay thế khớp.

- Mắc bệnh về thận: Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khớp xương, bệnh gút còn làm tổn thương thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Cũng có khi, nhiều bệnh nhân không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến nguy cơ sỏi thận tăng hoặc ngày càng trầm trọng và gây ra hậu quả là bị suy thận.

 Bệnh gút có thể gây suy thận

Bệnh gút có thể gây suy thận

- Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến: Đây là biến chứng nguy hiểm của gút. Nguyên nhân do tinh thể urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông máu, tổn thương van tim, đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Người bị gút thường có nguy cơ đột quỵ, tai biến cao gấp nhiều lần so với người bình thường.

- Ảnh hưởng tới tâm lý: Bệnh gút mạn tính có thể gây đau đớn liên tục, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm việc của người mắc. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới tâm lý của người mắc bệnh.

Biến chứng của bệnh gút là gì và gây ảnh hưởng như thế nào? Mời bạn lắng nghe tư vấn của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong video sau:

Xem thêm: Đau khớp đầu gối cũng có thể là do bệnh gút

Làm sao để kiểm soát bệnh gút hiệu quả?

Để kiểm soát bệnh gút, bạn cần thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể:

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài được tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, không uống đồ có ga, nước ngọt đóng chai,… vì chúng có hại cho sức khỏe.

- Không uống rượu, bia: Nghiên cứu cho thấy, bia có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới. Rượu cũng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần loại bỏ đồ uống này ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh gút tái phát tốt hơn.

- Hạn chế ăn thịt, cá và gia cầm: Theo các chuyên gia, người bị bệnh gút không nên ăn quá 150gr thịt, cá mỗi ngày.

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường: Với người bị béo phì, việc giảm cân có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn ăn hoặc giảm cân quá nhanh vì điều này có thể gây ra những tác dụng ngược.

Xem thêm: Các loại trà giúp chữa bệnh gút hiệu quả

Kiểm soát bệnh gút, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhờ thảo dược

Theo các chuyên gia, hiện chưa có cách giúp điều trị bệnh gút một cách triệt để mà các phương pháp chủ yếu tập trung vào 2 mục tiêu chính là:

- Giảm đau, chống viêm giúp người bị gút cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau tấn công.

- Tăng cường đào thải axit uric máu để ngăn chặn cơn đau tái phát trong tương lai.

Trước đây, người bị bệnh gút thường sử dụng thuốc tây để giảm đau trong thời kỳ gút xuất hiện và thuốc giảm axit uric máu để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể và phản ứng nhờn thuốc, khiến cơn đau tái phát dày hơn với mức độ nghiêm trọng hơn. Sử dụng thuốc tây không thể giúp đảm bảo mục tiêu phòng ngừa cơn đau cấp tính tái phát.

Nhận thấy những nhược điểm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Hoàng Thống Phong có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên như: Trạch tả, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hoàng bá, nhàu, hạ khô thảo. Sản phẩm Hoàng Thống Phong có thể khắc phục những nhược điểm mà thuốc tây mang lại. Cụ thể:

 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong

Mua ngay

Cây trạch tả  thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua để giúp quá trình đào thải axit uric một cách an toàn. Nhờ vào điều này, Hoàng Thống Phong giúp giảm chỉ số axit uric trong máu, đưa nồng độ chất này về ngưỡng an toàn và phòng ngừa nguy cơ tái phát trong tương lai.

- Ba kích, nhàu, hoàng bá làm tăng cường chức năng thận, giúp thận đào thải hiệu quả chất độc hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả axit uric. Sản phẩm tác động đến nguyên nhân sâu xa làm tăng axit uric máu, hình thành cơn đau gút, đó là tạng thận.

- Nhọ nồi, thổ phục linh, hạ khô thảo giúp cải thiện các triệu chứng sưng, đau ở giai đoạn cơn đau gút đang xuất hiện rất hiệu quả.

Chính nhờ những thảo dược này mà Hoàng Thống Phong giúp đảm bảo được 2 mục tiêu điều trị gút nói trên, tác động tới cả nguyên nhân và triệu chứng của gút. Sản phẩm có thể sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau chống viêm trong cơn gút cấp để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc tây.

Nhiều người đã cải thiện bệnh gút thành công

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng.

>>> Ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107) ở thôn 11, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 

Ông Hiền bị đau gút, cứ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản thì bệnh lại tái phát. Mỗi khi cơn đau tấn công, ông Hiền đều đau đớn tới mức không thể chịu đựng được. May mắn, nhờ biết tới và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mà cơn đau gút không còn tái phát. Ông ăn uống thoải mái hơn, ngủ ngon hơn và cơ thể luôn khỏe mạnh. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Hiền trong video sau:

>>> Bác Đặng Xuân Hoan (SĐT: 0975779337) phòng 307B, tòa nhà An Sinh, Từ Liêm, Hà Nội.

Bác Hoan từng phải sống chung với bệnh gút suốt 10 năm. May mắn đã đến, khi bác Hoan biết tới sản phẩm Hoàng Thống Phong. Sau một thời gian sử dụng, bác thấy bệnh gút của mình đỡ hẳn, cơn đau ít tái phát, bác vận động, đi lại cũng dễ dàng hơn. Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:

>>> Thầy Trần Đình Châu (số 41, tổ 12, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội)

 Bệnh gút khiến thầy Châu đau đến mức cảm tưởng như một sợi lông gà đụng đến cũng không thể đi lại được. Vậy mà, thầy đã thoát khỏi căn bệnh “quái ác” này chỉ sau 6 tháng điều trị đúng cách. Mời bạn nghe chia sẻ của thầy Châu qua video dưới đây:

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người mắc gút, Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Sau đây là phân tích của chuyên gia Đoàn Văn Đệ về công dụng của cây trạch tả - thành phần chính có trong sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video sau:

Xem thêm: Nên chữa bệnh gút bằng đông y như thế nào để có hiệu quả tốt

Hoàng Thống Phong vinh dự nhận được nhiều giải thưởng uy tín

Hoàng Thống Phong vinh dự liên tục trong nhiều năm nhận được các giải thưởng như: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”; “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng”; "Thương hiệu gia đình tin dùng"; “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”…

 

Hoàng Thống Phong vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” 

Hy vọng, bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Bệnh gút có nguy hiểm không? Đồng thời, để nói không với bệnh gút, bạn nên giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được đẩy lùi, bạn nhé!

Mọi thắc mắc, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước cuộc gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

Minh Anh

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.