Trước đây, bệnh gút được ví như “bệnh của vua” vì nó thường xuất hiện ở người giàu, ít vận động. Ngày nay, bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Chính vì vậy, không chỉ những người giàu, người thường xuyên ăn thịt, uống rượu mà ai cũng cần có cách phòng bệnh gút thật tốt. 

Bệnh gút là gì?

Gút là tình trạng viêm khớp mạn tính gây ra bởi sự dư thừa của nồng độ axit uric trong máu. Axit uric được phân hủy từ quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ăn quá nhiều các thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… cũng có thể khiến nồng độ axit uric máu tăng cao. Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài nhờ thận. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận không đủ khả năng để loại bỏ, sẽ khiến axit uric kết tinh tại mô khớp, gây đau đớn dữ dội.

Triệu chứng của bệnh gút

Các triệu chứng chủ yếu của giai đoạn bệnh gút cấp tính là những cơn đau khớp đột ngột, đặc biệt là về đêm. Đau tăng khi vận động hay sử dụng thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, bia, rượu, nước ngọt… Người bị gút thường có cảm nhận về đau đạt đỉnh trong suốt 12h đầu tiên. Lúc này, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau như bị cắn, xé, hoặc dao cắt đến mức không thể chịu đựng được.

 Bệnh gút gây đau dữ dội tại khớp

Bệnh gút gây đau dữ dội tại khớp

Ban đầu, bệnh chỉ gây đau một khớp, tiêu biểu là khớp ngón chân cái. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng, khớp ở các vị trí khác cũng có thể bị đau như: Bàn chân, gót chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay, hơn nữa còn là các khớp đau cùng lúc. Các khớp vai, hông, cột sống và hàm có tỉ lệ bị đau khá thấp. Một số bệnh nhân còn cảm thấy sốt, ớn lạnh, đau đầu, tim đập nhanh và buồn nôn.

Xem thêm: Bệnh gút là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Các phòng ngừa bệnh gút tái phát hiệu quả tại nhà

Hiện nay, bệnh gút vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp chủ yếu giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa bệnh gút tái phát. Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế cơn đau gút tấn công.

1. Cẩn trọng trong chế độ ăn uống

Cách phòng chống bệnh gút hiệu quả chính là thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

- Hạn chế ăn các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chó, thịt cá rán,…

 Người bị gút không nên ăn thịt đỏ

Người bị gút không nên ăn thịt đỏ

- Không ăn thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối vì chúng không tốt cho sức khỏe nói chung và tình trạng bệnh gút nói riêng.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, nước ngọt, thức uống chứa nhiều chất kích thích.

- Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, trừ một số loại như: Cà chua, súp lơ, củ cải,… đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và không gây nên bệnh gút.

- Uống đủ nước hàng ngày (2 – 2,5lít/ngày) cũng có tác dụng quan trọng giúp thải bớt lượng axit uric thừa, từ đó ngăn chặn sự tấn công của bệnh gút, làm cơ thể khỏe mạnh.

2. Tập luyện đều đặn

Nhiều người cho rằng, khi bị bệnh gút thì không nên tập luyện nhiều vì có thể ảnh hưởng đến khớp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi người bệnh đang bị cơn đau gút cấp tấn công. Khi cơn đau không xuất hiện, người bệnh nên tập luyện thường xuyên để khớp được vận động. Người bị gút cần chú ý, chỉ nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ chậm, yoga, bơi lội,… để tránh gây ảnh hưởng tới khớp.

 Tập luyện giúp phòng ngừa bệnh gút

Tập luyện giúp phòng ngừa bệnh gút

3. Uống đủ nước

Uống nước có thể khiến lượng nước tiểu tăng lên, từ đó cũng thải nhiều axit uric hơn, mức axit uric sẽ giảm xuống, vì vậy cần uống nhiều nước mỗi ngày, nên chú ý uống hơn 2 lít nước. Ngoài nước lọc, chúng ta còn có thể uống nước ép trái cây tươi, sữa ít béo, sữa chua,… cũng rất tốt cho tình trạng bệnh gút.

4. Không ăn quá mặn

Nguy cơ mắc bệnh gút hoặc khiến bệnh gút nặng hơn có liên quan đến việc hấp thụ muối, vì trong muối chứa ion natri sẽ khiến axit uric dễ tích tụ hơn. Nếu người bệnh gút cũng bị cao huyết áp thì càng nên kiểm soát việc ăn muối. Mỗi ngày nên kiểm soát lượng muối ăn vào trong khoảng 2 - 5 gam.

5. Kiểm soát cân nặng

Người béo phì chiếm tỷ lệ mắc bệnh gút khá cao, càng mập thì tỷ lệ axit uric máu cao cũng tăng. Do vậy, béo phì cũng được xem là nguyên nhân phổ biến làm tăng axit uric máu. Việc giữ cân nặng ở mức nhất định có thể giúp kiểm soát mức axit uric, phòng ngừa bệnh gút. Chúng ta cần vận động nhiều và kiểm soát chế độ ăn uống để giảm cân nặng.

 Béo phì có thể là nguyên nhân gây bệnh gút

Béo phì có thể là nguyên nhân gây bệnh gút

6. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Khi cơn đau gút cấp không xuất hiện, tùy thuộc vào nồng độ axit uric máu mà  bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để giảm nồng độ axit uric máu. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, nên được dùng để ngăn ngừa tái phát gút hoặc cơn đau do gút gây ra. 

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, bạn sẽ được chuyên gia kê liều thích hợp. Bạn nên uống thuốc ngay sau bữa ăn và uống với nhiều nước để giảm kích ứng dạ dày. Đặc biệt, nên dùng thuốc thường xuyên tại cùng thời điểm mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

Phòng ngừa bệnh gút bằng cách nào? Mời bạn nghe chia sẻ của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân trong video sau:

Xem thêm: 5 nguyên tắc ăn uống giúp giảm axit uric máu

Hoàng Thống Phong – Giải pháp an toàn cho người bị gút

Các cách như trên có thể giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chế độ ăn uống hay sinh hoạt thì rất khó để kiểm soát bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiều người dù đã ăn uống rất kiêng khem nhưng cơn đau gút vẫn tấn công.

Nhận thấy những khó khăn của người bị gút trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Giới chuyên gia khuyên bạn nên tìm cho mình phương pháp giảm nồng độ axit uric trong máu, cải thiện bệnh gút an toàn, hiệu quả hơn. Một trong những lựa chọn thông minh hiện nay là sử dụng sản phẩm thảo dược mà cụ thể là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong

Mua ngay

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả kết hợp các thảo dược khác như: Nhọ nồi, ba kích, thổ phụ linh, hoàng bá,… giúp hỗ trợ phục hồi chức năng chuyển hóa của gan, thận, tăng cường tuần hoàn để máu được lưu thông và axit uric không đọng lại thành các tinh thể ở khớp. Từ đó giúp giảm tổng hợp, tăng đào thải axit uric. Hoàng Thống Phong còn làm giảm triệu chứng viêm, đau một cách rõ rệt, ngăn ngừa sự tái phát các cơn đau một cách an toàn, hiệu quả.

Đã có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút cho kết quả tích cực: Nồng độ axit uric giảm dần trong quá trình điều trị, người bị gút giảm dần các cơn đau, giảm viêm trong 2 ngày đầu. Không thấy có cơn gút tái phát trong 6 tháng và không có ảnh hưởng xấu đến chứng năng gan, thận hay có bất kỳ tác dụng phụ nào khác.

Nhiều người cải thiện đau gút sau thời gian ngắn

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. 

>>> Ông Lê Văn Bính (76 tuổi, ở số 99C phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Bệnh gút từng hành hạ ông Bính trong suốt 20 năm. Đau đớn khiến ông không có ngày nào được sống yên ổn. May mắn, một lần tình cờ ông biết tới sản phẩm Hoàng Thống Phong. Sau 5 tháng sử dụng sản phẩm, nồng độ axit uric máu của ông Bính từ mức 622 µmol/l giảm còn 315 µmol/l (mức an toàn là 420 µmol/l). Cùng nghe thêm chia sẻ của ông Bính về hành trình chữa bệnh của mình qua video dưới đây:

>>> Bác Phạm Bá Tuất (trú tại số 1082, Phố Minh Hà, Phường Tiên Cát, Thành Phố Việt Trì, Phú Thọ)

Trải qua hơn 5 năm từ ngày cơn đau gút khởi phát, bác Tuất thường xuyên phải sống trong cảnh đau đớn tới mức không thể vận động được. May mắn, bác biết đến sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút. Thật bất ngờ, sau 3 tháng sử dụng sản phẩm, bác đi tái khám thì thấy lượng axit uric về còn 415 µmol/l (trước đó chỉ số axit uric của bác là 670 µmol/l). Bác thấy cơ thể nhẹ nhàng hẳn, các khớp hết đau và sưng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Cùng xem chia sẻ của bác Tuất TẠI ĐÂY

 Bác Phạm Bá Tuất

Bác Phạm Bá Tuất

>>> Xem thêm: Câu chuyện về cách cải thiện bệnh gút thành công của bác Phạm Văn Dục (Mê Linh, Hà Nội)

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người mắc gút, Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Sau đây là tư vấn của chuyên gia Hoàng Bảo Châu về công dụng của trạch tả - Thành phần chính trong sản phẩm Hoàng Thống Phong:

Xem thêm: Chuyên gia đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh gút của sản phẩm Hoàng Thống Phong

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin để phòng ngừa bệnh gút tái phát hiệu quả. Hãy giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!

Mọi thắc mắc về cách phòng ngừa bệnh gút tái phát cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước cuộc gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bảo Anh

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!