Bệnh gút là bệnh thường được chẩn đoán nhầm với một số bệnh về khớp khác vì thế có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi ấy để cung cấp thêm các thông tin cần thiết cho người bệnh.

1. Những ai dễ bị bệnh gút ?

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh là 0,3% người lớn, nghĩa là cứ 330 người lớn thì có một người mắc bệnh gút. Bệnh thường gặp ở nam giới (trên 95%) khỏe mạnh, mập mạp, mà dân gian thường gọi là "tốt tướng". Phụ nữ rất ít bị bệnh gút, nếu bị thường là lứa tuổi trên 60.

Bệnh gút thường xảy ra nhất là bắt đầu vào cuối tuổi 30 và đầu 40 của cuộc đời, ở những người có cuộc sống vật chất sung túc, dư thừa dinh dưỡng. Vì hai đặc điểm này mà các vị giám đốc trẻ, hay những người đàn ông thành đạt nói chung nên lưu tâm hơn về căn bệnh này.

Bệnh gút là một bệnh khớp mà nguyên nhân gây ra là do rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, những bệnh nhân gút thường thừa cân, hoặc mắc thêm một hay nhiều bệnh như: Xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành… hay nói cách khác, các bệnh nhân bị các bệnh nói trên rất dễ bị bệnh gút.


Bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới lứa tuổi trung niên

Bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới lứa tuổi trung niên.

2. Làm sao biết mình bị gút?

Bệnh gút khởi phát cấp tính, thường vào nửa đêm hoặc trời gần sáng, với tính chất sưng tấy, nóng, đỏ mọng, đau dữ dội và đột ngột ở một khớp (không đối xứng). Thường gặp nhất ở ngón chân cái (khoảng 70%), kế đó là khớp bàn chân, khớp cổ chân, các ngón chân khác, khớp gối, bàn tay và khuỷu tay...

Ngoài ra, ở những người bệnh gút có thể kèm một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, lạnh run, ớn lạnh...Thậm chí, một số trường hợp gây nhức đầu, ói mửa, cổ gượng (do phản ứng màng não).

Bệnh gút tái phát từng đợt với xu hướng càng ngày càng nhiều đợt viêm hơn, các đợt viêm khớp ngày càng dài ra, lâu khỏi hơn và có nhiều khớp bị viêm hơn...

3. Bệnh gút nguy hiểm đến mức nào ?

Hậu quả trước mắt đối với những bệnh nhân gút là các đợt viêm gút cấp - nỗi kinh hoàng cho những ai bị gút, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được kiểm soát đúng cách các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa và mang lại những hậu quả nặng nề: viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết niệu đặc biệt là sỏi thận nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận, đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân gút.

4. Bệnh gút có dễ chữa hay không ?

Hiện nay, chỉ có một vài thuốc tây y tác dụng ở giai đoạn sớm. Thường chỉ nửa ngày sau khi uống thuốc, các triệu chứng bệnh sẽ rút hết nhưng nếu bệnh nhân không kiêng cữ đúng mức, bệnh sẽ tái phát trở lại. Điều đó có nghĩa là, hiện nay vẫn chưa có thuốc nào điều trị được tận gốc căn bệnh này.

Những người bệnh gút có thể dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm để ngăn ngừa các cơn gút cấp theo chỉ định. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là dự phòng bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu bia.

Ngoài ra, xu hướng hiện nay đang áp dụng rộng rãi là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp ngăn chặn được các cơn gút cấp tái phát và tăng cường chức năng gan thận, trong đó sản phẩm Hoàng Thống Phong đáp ứng được các điều trên và không mang lại tác dụng phụ.* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Việc kết hợp sử dụng Hoàng Thống Phong với có một chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý, tích cực vận động... được xem là kinh nghiệm quý cho nhiều bệnh nhân trong việc hạn chế tái phát cơn gút cấp hiệu quả.

Quỳnh Nga.