Bệnh gút thường có những dấu hiệu điển hình ban đầu như đau và sưng tại các khớp, điều này khiến nhiều người dễ nhầm lẫn bệnh gút với một số bệnh khác. Trên thực tế, trong việc khám và điều trị bệnh gút ở một số cơ sở y tế cũng có nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị sai.

Sau đây là 3 bệnh thường dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh gút:

1. Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch, gây ra viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương ở các khớp, dẫn đến teo cơ, biến dạng dính và cứng khớp. Vị trí khớp bị viêm thường là các khớp nhỏ như khớp cổ tay, ngón tay, cổ chân và khuỷu tay. Các khớp lớn như khớp vai, khớp háng, cột sống chỉ bị ảnh hưởng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Các khớp viêm này có tính đối xứng và thường xảy ra cứng khớp vào buổi sáng gây ra các cơn đau kéo dài dai dẳng. Các bệnh về viêm khớp dạng thấp không liên quan đến chế độ ăn uống và thường gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên trong khi đó bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới và có liên quan mật thiết với nguồn thực phẩm hằng ngày.

2. Thoái hóa khớp.

Biểu hiện sớm nhất là các cơn đau tại vị trí các khớp do sự mất hoặc tổn thương lớp sụn ở 2 đầu xương, giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát các khớp, sự biến đổi bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp kèm theo các phản ứng viêm. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các vị trí như ngón tay, khớp gối, cột sống cổ, khớp háng… Về lâm sàng, các cơn đau do thoái hóa khớp khác so với cơn đau gút: nó xảy ra ở nhiều khớp, mức độ đau nhẹ hơn, thời gian đau kéo dài nhưng không có hiện tượng viêm sưng đỏ.

 Bệnh thoái hóa khớp dễ nhầm với bệnh gút

Bệnh thoái hóa khớp dễ bị nhầm lẫn với bệnh gút.

3. Bệnh thấp tim

Đây là bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 5-15 và hiếm gặp ở những người trên 25 tuổi. Bệnh xuất hiện tình trạng viêm ở các khớp gối, cổ chân, cổ tay và hiếm gặp ở khớp háng. Các khớp viêm này có hiện tượng nóng sưng đỏ đau, sau đó di chuyển sang các khớp khác trong vòng một tuần và sau khi di chuyển đến các khớp khác thì khớp cũ hầu như không để lại di chứng gì. Sự khác biệt cơ bản giữa viêm do bệnh thấp tim với bệnh gút là thấp tim thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên, nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do xuất hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên, kết quả xét nghiệm ASLO dương tính (xét nghiệm huyết thanh để đo lượng kháng thể kháng liên cầu khuẩn xuất hiện trong máu). Viêm khớp do bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới lứa tuổi trung niên, thường tái phát sau các bữa ăn thịnh soạn, khi xét nghiệm thì nồng độ axit uric trong máu cao và có xuất hiện tinh thể muối urat trong dịch khớp.

Ngoài ra, bệnh gút còn dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm khớp do nhiễm khuẩn, viêm tổ chức liên kết dưới da, bệnh giả gút… Bệnh gút là bệnh không khó để chẩn đoán nếu như chúng ta hiểu rõ được các triệu chứng của nó. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán chính xác, ngoài việc phát hiện bệnh qua các dấu hiệu thông thường, cần thực hiện các xét nghiệm đặc trưng như kiểm tra chỉ số axit uric trong máu, chọc dịch khớp để tìm tinh thể muối urat bằng kính hiển vi. Khi có những dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để có hướng điều trị bệnh tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Việc điều trị bệnh gút cần phải kết hợp nhiều phương pháp, nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, và duy trì sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Hoàng Thống Phong để có thể giúp đào thải được lượng axit uric dư thừa, giảm được các cơn đau gút, hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả mà không mang lại tác dụng phụ.* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hồng Nhung.