Bệnh gút không chỉ làm ảnh hưởng tới khả năng vận động mà còn làm tổn thương những bộ phận khác trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Theo các chuyên gia y tế, một trong những biện pháp ngăn chặn gút tái phát và tiến triển nặng hơn là người bệnh cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Vậy bệnh nhân gút nên ăn uống như thế nào?
Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?
Theo thống kê, 2% dân số Việt Nam bị đe dọa bởi bệnh gút và đây là bệnh đứng thứ tư trong số 15 bệnh khớp thường gặp tại nước ta. Biểu hiện đặc trưng của gút là khởi phát đột ngột, sưng, nóng, đỏ, đau ở một số khớp (thường gặp nhất là ở ngón chân cái chiếm tỷ lệ khoảng 70%) và có thể kèm theo sốt nhẹ. Nếu không được kiểm soát kịp thời hoặc không đúng cách thì người bệnh có thể gặp một số biến chứng như: tàn phế; tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,…
Về bệnh gút các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc giảm viêm đau đặc hiệu (colchicin) và phối hợp với thuốc hạ nồng độ axit uric máu (allopurinol,…). Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời và dễ gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, dị ứng, độc với gan, thận…
Bệnh nhân gút cần thực hiện chế độ ăn khoa học.
Bệnh nhân gút nên ăn uống ra sao?
Bên cạnh đó, bệnh nhân gút cần thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem chặt chẽ. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố thuận lợi hàng đầu gây bệnh gút là việc ăn nhiều thực phẩm giàu purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu và gây khởi phát các cơn gút cấp. Do đó, bệnh nhân gút cần kiêng các thực phẩm giàu purin như: thịt bò, hải sản, phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, đậu lăng, bột yến mạch, cải bó xôi, măng tây, nấm, men bia rượu,… Kiêng uống rượu bia, hút thuốc lá; hạn chế đồ uống có ga, nước ngọt.
Người bị gút nên ăn thực phẩm ít purin như: sữa, phô mai, sữa chua, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, khoai tây,… Tăng cường đồ ăn giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành axit uric. Uống nhiều nước, khoảng 2-3lít/ ngày, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm giúp tăng đào thải axit uric, hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu và xung quanh ổ khớp.
Hiện nay, trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa gút tái phát bệnh gút, nhiều bác sĩ và bệnh nhân gút đang tin tưởng lựa chọn những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, hiệu quả lâu dài. Đi đầu cho xu hướng này và được chứng minh qua nghiên cứu khoa học là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Sản phẩm là sự kết hợp giữa thành phần chính trạch tả giúp tăng cường đào thải axit uric với các vị thuốc quý khác như ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh,…tạo nên một bài thuốc y học cổ truyền hoàn toàn từ thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm sưng khớp, cải thiện vận động, hạ axit uric máu, hiệu quả trong dự phòng, hỗ trợ điều trị gút và ngăn chặn cơn gút cấp tái phát. * Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng.
Bên cạnh việc duy trì sử dụng Hoàng Thống Phong, bệnh nhân gút cần có chế độ ăn kiêng hợp lý, vận động nhẹ nhàng và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.