Đâu là những triệu chứng gout ở nữ giới thời kỳ mãn kinh? Vấn đề này luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Ai cũng biết gout là bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, ít người biết rằng, phụ nữ tuổi mãn kinh cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Tại sao lại như vậy và bệnh gout ở phụ nữ có biểu hiện như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh gout là gì?

Gout là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng tinh thể muối urat ở khớp. Gout biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính, sau đó tiến triển thành mạn tính. Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp ở chi dưới. Khi bệnh tiến triển nặng, sẽ có nhiều khớp bị ảnh hưởng cùng một lúc với tình trạng đau, cứng khớp và hình thành hạt tophi.

 Bệnh gout gây đau ở khớp ngón chân

Bệnh gout gây đau ở khớp ngón chân

 

Theo thống kê của Khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong vòng 20 năm qua, tốc độ gia tăng của bệnh cũng khá đáng báo động. Đáng chú ý là tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này nằm trong lứa tuổi từ 20 - 40 cũng tăng lên so với trước đây.

Xem thêm: Bệnh gout là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đúng

Tại sao bệnh gout dễ gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh?

Trước đây, mọi người thường cho rằng, chỉ có nam giới trong độ tuổi trung niên mới dễ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh cũng là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này.

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, hình thành các tinh thể hình kim trong khớp, gây đau, sưng và đỏ. Thông thường, acid uric hòa tan trong máu, được thận loại ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết được sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây đau đớn.

Các chuyên gia cho biết, estrogen - nội tiết tố nữ được xem là yếu tố giúp bảo vệ phụ nữ khỏi cơn đau khớp do gout. Estrogen có tác dụng giúp acid uric máu được đào thải một cách tự nhiên qua nước tiểu. Khi phụ nữ bước sang độ tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể bị mất đi cũng là lúc nồng độ acid uric trong máu bắt đầu tăng lên.

 Bệnh gout thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Bệnh gout thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Bác sĩ Brian F. Mandell tại Bệnh viện Cleveland ở Ohio, Mỹ cho biết: “Thật hiếm khi thấy một phụ nữ trước giai đoạn mãn kinh hoặc chị em đang điều trị thay thế estrogen mắc bệnh gout. Khi một phụ nữ mắc bệnh gout trước 60 tuổi, họ thường mắc các vấn đề về thận”.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, phụ nữ mắc bệnh gout sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan cao hơn so với nam giới. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Rheumatic Diseases của Hoa Kỳ đã xem xét 9.642 phụ nữ trên 65 tuổi mắc gout và 48.210 phụ nữ khác không bị bệnh. Kết quả cho thấy, phụ nữ bị bệnh gout có khả năng bị đau tim cao hơn khoảng 39% so với nhóm đối chứng. Trong khi đó, chỉ khoảng 11% nam giới mắc bệnh gout có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Xem thêm: Bệnh gout là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Những triệu chứng gout ở nữ giới thời kỳ mãn kinh

Giống như ở nam giới, những triệu chứng gout ở nữ giới thời kỳ mãn kinh cũng có những triệu chứng điển hình như:

- Phụ nữ thường có xu hướng bị bệnh gout tấn công ở khớp đầu gối, khớp ngón chân, khớp cổ tay và khớp đầu ngón tay.

- Các cơn đau gout đột ngột xuất hiện vào giữa đêm. Tuy nhiên, ở phụ nữ, bệnh gout thường xuất hiện ở nhiều khớp chậm hơn so với nam giới.

 Bệnh gout ở phụ nữ thường gây đau ở khớp tay, chân

Bệnh gout ở phụ nữ thường gây đau ở khớp tay, chân

- Đau khớp kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày, sau đó người bệnh sẽ thấy cơn đau không còn, các khớp trở lại bình thường.

- Da quanh khớp bị đau và có thể tróc, gây ngứa sau khi cơn đau gout qua đi.

- Khi quan sát các khớp bị gout sẽ thấy vùng da xung quanh rất đỏ hoặc hơi tím, giống như bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động.

- Đau tăng hoặc dễ tái phát sau khi ăn các thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...

- Cảm giác đau khớp khi sử dụng một số thuốc lợi tiểu nhóm chlorothiazid, vitamin B12, thuốc giảm đau,...

Xem thêm: 5 triệu chứng của bệnh gout dễ bị bỏ qua

Điều trị bệnh gout ở phụ nữ bằng cách nào?

Để điều trị bệnh gout ở phụ nữ, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ. Cụ thể:

- Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,…

- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có ga, nước ngọt đóng chai,…

- Sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc hạ acid uric máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 Chị em nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc

Chị em nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc

- Luyện tập đều đặn cũng là cách giúp phòng ngừa bệnh gout tấn công và bảo vệ sức khỏe toàn trạng nói chung. Bạn có thể thực hiện các bài tập như: Thiền, yoga, đạp xe,…

Cải thiện bệnh gout ở phụ nữ nhờ sản phẩm thảo dược

Bệnh gout ở phụ nữ tuổi mãn kinh tuy không quá phổ biến như nam giới nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể chủ quan. Hãy để ý tới các cơn đau ở vùng khớp chân, tay,… và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, các chị em cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để giảm acid uric máu, cải thiện cơn đau gout. Hiện nay, sản phẩm đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout

Mua ngay

Hoàng Thống Phong chứa thành phần từ các cây thuốc nam như: Trạch tả, nhọ nồi, hoàng bá, nhàu, ba kích… giúp mang tới công dụng:

- Tăng đào thải acid uric: Nhờ có thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua, Hoàng Thống Phong giúp quá trình đào thải acid uric được thuận lợi hơn. Khi nồng độ acid uric trong máu trở về ngưỡng cho phép, cơn đau gout ở phụ nữ sẽ ít tái phát hơn và không gây biến chứng nguy hiểm.

- Tăng cường chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả acid uric. Các thảo dược như: Ba kích, nhàu, hạ khô thảo có trong sản phẩm Hoàng Thống Phong mang đến tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Sản phẩm tác động đến nguyên nhân gốc rễ hình thành cơn đau gout, đó là do chức năng thận suy giảm.

 Ba kích giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện bệnh gout hiệu quả

Ba kích giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện bệnh gout hiệu quả

- Giảm triệu chứng sưng, đau: Không chỉ có tác dụng giảm acid uric máu, Hoàng Thống Phong còn cải thiện triệu chứng sưng, đau cho chị em phụ nữ khi bị cơn đau gout tấn công hiệu quả nhờ các thảo dược có công dụng chống viêm, giảm đau xương khớp, hạ sốt như: Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá.

Nhờ những công dụng như trên, Hoàng Thống Phong phù hợp với phụ nữ bị bệnh gout và các đối tượng khác như: Nam giới thường xuyên phải sử dụng bia, rượu; Người béo phì, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: Tiểu đường, rối loạn mỡ máu,…

Nhiều người đã cải thiện bệnh gout thành công

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong không chỉ giúp phụ nữ tuổi mãn kinh cải thiện bệnh gout mà nhiều nam giới sử dụng cũng có hiệu quả. Dưới đây là một số trường hợp điển hình.

>>> Ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107) ở thôn 11, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 

Ông Hiền bị đau gout, cứ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản thì bệnh lại tái phát. Mỗi khi cơn đau tấn công, ông Hiền đều không thể đi lại được. May mắn, nhờ biết tới và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mà chỉ số acid uric trong máu của ông Hiền giảm đáng kể, ông ăn uống thoải mái, ngủ ngon giấc và cơ thể khỏe mạnh hơn. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Hiền trong video sau:

>>> Ông Lê Văn Bính (76 tuổi, ở số 99C phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Bệnh gout khiến ông Bính luôn lo lắng vì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. May mắn một lần tình cờ, ông biết tới sản phẩm Hoàng Thống Phong. Sau 5 tháng sử dụng sản phẩm, nồng độ acid uric trong máu của ông Bính từ mức 622 µmol/l giảm còn 315 µmol/l (mức an toàn là 420 µmol/l). Cùng nghe thêm chia sẻ của ông Bính về hành trình chữa bệnh của mình qua video dưới đây:

Xem thêm: Kinh nghiệm giảm acid uric máu, cải thiện cơn đau gout của ông Đoàn Đình Quỳnh (Nghệ An)

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người mắc gout, Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Sau đây là phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về công dụng của cây trạch tả - thành phần chính có trong sản phẩm Hoàng Thống Phong:

Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Chỉ số acid uric bao nhiêu là bị gout?

Hãy nhận biết sớm những triệu chứng gout ở nữ giới thời kỳ mãn kinh như trên để có hướng điều trị đúng mang đến hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. 

Mọi thắc mắc về triệu chứng gout ở nữ giới thời kỳ mãn kinh cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

Minh Anh

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.