Gút thường gây đau ở khớp ngón chân cái, khớp bàn chân, mắt cá chân. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở tay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những dấu hiệu bệnh gút ở tay và xu hướng điều trị mới hiệu quả, an toàn từ thảo dược thiên nhiên.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút xuất hiện khi nồng độ axit uric trong máu quá cao. Cơ thể sản xuất axit uric khi nó phân hủy một hợp chất có tên là purin. Purin thường được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn. 

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết axit uric sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể urate sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp gây ra cơn đau gút.

 Axit uric máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Axit uric máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric có thể kể tới như:

- Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản, uống đồ có đường sẽ làm tăng axit uric máu và gây cơn đau bệnh gút. Việc uống quá nhiều rượu, bia cũng sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.

- Thừa cân, béo phì: Nếu thừa cân, bạn sẽ sản xuất nhiều axit uric và thận gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

- Tiền sử gia đình mắc bệnh gút: Nếu có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút, bạn tiềm ẩn nhiều khả năng mắc căn bệnh này cao hơn.

- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới và phụ nữ độ tuổi mãn kinh.

 Bệnh gút thường gặp ở nam giới

Bệnh gút thường gặp ở nam giới

- Chức năng thận suy giảm: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Khi chức năng thận kém sẽ khiến axit uric không được đào thải hiệu quả và gây ra triệu chứng của bệnh gút.

Xem thêm: Những thông tin có thể bạn chưa biết về bệnh gút

Những dấu hiệu bệnh gút ở tay

Bệnh gút thường tấn công các khớp ngón chân, bàn chân đầu tiên. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở tay. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh gút ở tay sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những biểu hiện bất thường bạn cần chú ý:

- Các triệu chứng bệnh gút ở tay thường bắt đầu bằng một cơn đau đơn lẻ. Những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với tình trạng bong gân.

- Khi bị bệnh gút, bạn sẽ có cảm nhận về độ cứng ở tay hoặc cổ tay. Các khớp bắt đầu cứng lên, bạn khó có thể cầm nắm mọi vật như bình thường.

- Nếu tình trạng đau không được điều trị, sưng và viêm ở bàn tay sẽ nghiêm trọng hơn, cơn đau bắt đầu tăng lên. Người bệnh cảm thấy cơn đau nặng tới mức chỉ cần chạm nhẹ cũng đau đớn không thể chịu nổi.

- Ở những ngày tiếp theo, da ở vùng khớp tay bị gút có triệu chứng đỏ, sưng to, sáng bóng. Toàn bộ bàn tay sẽ trông như một quả bóng màu đỏ.

- Sau khoảng 7 - 14 ngày, các dấu hiệu đau khớp tay sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không có cách kiểm soát tốt, cơn đau gút sẽ tái phát trở lại. Những lần tái phát tiếp theo, cơn đau có xu hướng kéo dài hơn cả về thời gian và mức độ.

Xem thêm: Những triệu chứng của bệnh gút và cách cải thiện tại nhà

Cải thiện bệnh gút ở tay bằng cách nào?

Khi thấy có các dấu hiệu bệnh gút ở tay, bạn cần tìm hướng cải thiện sớm để có hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Các nghiên cứu đã cho thấy, vitamin C hữu ích trong việc giảm cơn đau gút vì đây là chất chống oxy hóa mạnh. Do đó, người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm như: Cam, chanh, dứa, quả anh đào vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cải thiện bệnh gút tốt hơn.

 Vitamin C giúp cải thiện bệnh gút

Vitamin C giúp cải thiện bệnh gút

- Uống nhiều nước hơn. Bạn có thể uống nước lọc hoặc dùng các loại trà thảo dược như: Trà hoa cúc, trà trạch tả, trà quả nhàu,… để mang đến hiệu quả cải thiện bệnh gút cao hơn.

- Ăn ít thịt, đặc biệt là thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật. Lượng thịt mà người bị gút ăn không nên vượt quá 150g mỗi ngày.

- Tập luyện đều đặn cũng là cách giúp hệ xương khớp dẻo dai, giảm axit uric trong máu. Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ, thái cực quyền…

- Sử dụng sản phẩm chứa cây trạch tả: Nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc năm 2014 cho thấy, các hoạt chất trong cây trạch tả có tác dụng trên chức năng thận, lợi tiểu, đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, từ đó phòng ngừa cơn đau gút tái phát hiệu quả. Ngày nay, các nhà khoa học đã kết hợp trạch tả cùng nhiều dược liệu khác như: Ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, hạ khô thảo giúp giảm axit uric, giảm sưng đau tại khớp và tăng cường chức năng thận, phòng ngừa cơn đau gút ở tay tái phát hiệu quả.

 Trạch tả tốt cho người bị gút

Trạch tả tốt cho người bị gút

Hy vọng, qua bài viết, bạn đã biết bệnh gút biểu hiện như thế nào. Hãy giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ trạch tả mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!