Với người bị bệnh gút, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn hay ngày càng nghiêm trọng. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc: Người bị bệnh gút nên ăn rau gì để kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu cũng đang có những thắc mắc này thì mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Người bị bệnh gút nên ăn rau gì?
Gút là bệnh mạn tính gây đau đớn tại khớp. Bệnh hình thành do nồng độ axit uric máu tăng cao. Axit uric là một chất thải được cơ thể tạo ra trong quá trình phân hủy purin. Từ trước đến nay, rau xanh vẫn được xem là thực phẩm tốt cho người bị bệnh gút bởi nó chứa ít purin. Vậy người bị bệnh gút nên ăn rau gì? Dưới đây là danh sách các loại rau bạn không nên bỏ qua.
- Súp lơ: Là loại rau chứa rất ít purin (nhân purin ảnh hưởng đến sự tổng hợp axit uric). Theo dân gian, súp lơ là loại rau có tính mát, vị ngọt. Các tác dụng của rau có thể kể đến như: Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện rất có ích cho người có lượng axit uric máu cao.
Người bị bệnh gút nên ăn súp lơ
- Dưa leo: Là thực phẩm có chứa nhiều vitamin (A, C, B3, B6, E..), muối kali và nước. Những thành phần này của dưa leo giúp thanh lọc các chất dư thừa như axit uric qua đường tiểu.
- Cải xanh: Cũng là một loại rau có kiềm tính cao. Tác dụng của của rau cải là thông lợi tràng vị, giải nhiệt trừ phiền hiệu quả.
- Rau cần: Cần sống trên cạn tính mát, có vị đắng ngọt. Công dụng thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp. Đặc điểm, rau cần hầu như không có chứa nhân purin. Rau có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc nấu canh hằng ngày, rất tốt cho người bị gút cấp tính.
- Củ cải: Là loại rau được biết đến như một vị thuốc thích hợp với những người bị phong thấp và đặc biệt là người bị gút. Đây được xem là loại rau hầu như không chứa purin, có tính thanh mát giúp lợi quan tiết.
Củ cải tốt cho người bị gút
- Bí đỏ: Có tính ấm, vị ngọt giúp. Loại rau rất tốt cho người bị mỡ máu, huyết áp cao, rối loạn lipid máu hoặc bị béo phì. Chế biến bí đỏ cũng rất đa dạng, có thể xào, nấu hoặc xay sinh tố uống trực tiếp.
>>> Xem thêm: Người bị bệnh gút có nên ăn rau muống không?
Người bị bệnh gút không nên ăn rau gì?
Mặc dù đa số rau xanh đều có lợi cho người bị bệnh gút, tuy nhiên, vẫn có những loại rau chứa hàm lượng purin cao mà người bị gút nên cẩn trọng khi ăn. Các loại rau này bao gồm:
- Măng tây: Theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại măng, đặc biệt là măng tây có thể làm làm tăng tổng hợp axit uric, khiến tình trạng bệnh gút ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy nên, người mắc bệnh gút hoặc đang có nồng độ axit uric máu cao không nên ăn măng tây để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
- Nấm: Nấm là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, so với các loại rau khác thì nó lại chứa hàm lượng purin khá cao. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nấm, có thể thay thế nấm bằng các loại rau có hàm lượng purin thấp khác như rau cải, rau ngót,… để tránh bỏ lỡ các vitamin và khoáng chất quan trọng.
- Rau bina: Rau bina là thực phẩm rau xanh giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt, cung cấp vitamin A, C cùng với sắt, chất xơ và folate. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh gút thì rau bina không phải là lựa chọn thông minh, bởi nó chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau xanh khác.
Người bị gút nên ăn cải bó xôi
- Dọc mùng: Đây là một trong những câu trả lời cho vấn đề người bệnh không nên ăn rau gì. Dọc mùng nấu canh chua là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này sẽ khiến lượng axit uric máu tăng lên nhanh chóng và gây ra các triệu chứng của bệnh gút.
- Giá đỗ: Giá đỗ là loại rau phổ biến chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là loại rau mà người mắc bệnh gút không nên ăn. Trong giá đỗ có chứa nhiều chất làm tăng quá trình tích tụ axit uric trong máu, khiến cho quá trình này diễn ra ngày càng nhanh hơn và cơn đau gút sẽ tiến triển nặng hơn.
>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh gút bằng cải bẹ xanh
Người bị gút nên ăn những loại thực phẩm nào?
Nếu còn băn khoăn về những thực phẩm nào tốt cho người bị bệnh gút thì bạn đừng bỏ qua những lựa chọn dưới đây:
- Dưa hấu: Loại quả này có vị ngọt và mát, công dụng thanh nhiệt giải độc. Trong quả dưa hấu không chứa nhân purin, rất tốt cho những trường hợp bị gút cấp tính.
- Đậu đỏ: Có công dụng lợi tiểu tiêu thũng, đặc tính bình và vị ngọt chua, chế biến các món ăn với đậu đỏ cũng rất đa dạng và phù hợp nhiều khẩu vị.
Người bị bệnh gút nên ăn đậu đỏ
- Nho: Là loại quả kiềm tính, nhiều nước, vị thanh mát, nhiều nước. Ăn ngon miệng lại rất tốt cho sức khỏe người bị gút.
- Sữa: Là thức uống bổ dưỡng chứa chất đạm phù hợp, nhưng lại có rất ít nhân purin. Được xem như thức uống lý tưởng cho bệnh nhân gút các giai đoạn.
- Dứa: Trong thành phần của dứa có rất nhiều vitamin C và vitamin nhóm B có lợi cho cơ thể. Đặc biệt là có enzym giúp thủy phân chất đạm trong cơ thể. Làm tan chất urat kết tủa trong xương và giảm axit uric trong máu.
Cải thiện đau gút nhờ sản phẩm thảo dược
Để kiểm soát bệnh gút, bạn có thể tham khảo việc tăng cường bổ sung các loại rau tốt và hạn chế các loại rau như trên. Tuy nhiên, việc cải thiện bệnh gút bằng chế độ ăn uống sẽ cần tới một khoảng thời gian khá dài và không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn.
Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên người mắc gút nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần thảo dược giúp hạ axit uric máu, giảm cơn đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiện nay, sản phẩm đang được nhiều người mắc gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả
Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp độc đáo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người mắc gút và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nhiều người cải thiện đau gút sau thời gian ngắn
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tiêu biểu như bác Đặng Xuân Hoan (0975779337/ 02437634698, ở Từ Liêm, Hà Nội). Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Câu chuyện về cách cải thiện bệnh gút thành công của bác Phạm Văn Dục (Mê Linh, Hà Nội)
Đánh giá của chuyên gia
Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người mắc gút, Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Sau đây là tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Lực về sản phẩm Hoàng Thống Phong:
>>> Xem thêm: Chuyên gia đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh gút của sản phẩm Hoàng Thống Phong
Hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý và đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!
Mọi thắc mắc sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.
Đỗ Ngọc