Người bị bệnh gút kiêng ăn rau gì và nên hạn chế dùng những thức ăn nào luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, bởi chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Nếu đang có những thắc mắc giống như vậy thì đừng bỏ qua thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây, bạn nhé!

Nguyên nhân gây bệnh gút

Gút là một tình trạng viêm khớp phổ biến gây ra cơn đau dữ dội và sưng tấy. Bệnh thường gây đau ở khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp khác trong cơ thể như: Khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay hoặc đầu gối.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh gút là do nồng độ axit uric trong máu quá cao. Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin – hợp chất có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận đưa ra ngoài qua quá trình bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận bị suy giảm chức năng, không đủ khả năng để bài tiết các chất độc hại ra ngoài sẽ khiến axit uric tích tụ trong máu, lâu dần kết tinh thành tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại khớp và gây đau dữ dội.

27.jpg

Axit uric là nguyên nhân gây bệnh gút

Ngoài ra, nồng độ axit uric trong máu có thể tăng cao do những nguyên nhân như:

- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ăn quá nhiều đồ giàu đạm, chất béo.

- Sử dụng nhiều rượu, bia, đồ uống có đường, chất kích thích.

- Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau liều thấp, thuốc điều trị bệnh huyết áp cao, thuốc điều trị vẩy nến,… trong thời gian dài.

- Mắc bệnh về rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường).

- Trong gia đình có người thân mắc bệnh gút. 

Người bị bệnh gút kiêng ăn rau gì?

Mặc dù đa số rau xanh đều có lợi cho người bị bệnh gút nhưng vẫn có những loại chứa hàm lượng purin cao mà người bị gút nên cẩn trọng khi ăn đó là:

- Rau bina (cải bó xôi): Rau bina giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt, cung cấp vitamin A, C cùng với sắt, chất xơ và folate. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh gút thì rau bina không phải là lựa chọn thông minh, bởi nó chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau xanh khác.

- Dọc mùng: Dọc mùng nấu canh chua là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này sẽ khiến lượng axit uric máu tăng lên nhanh chóng và gây ra các triệu chứng của bệnh gút. Vì vậy, bạn nên hạn chế đưa dọc mùng vào bữa ăn hàng ngày.

- Măng tây: Theo chuyên gia dinh dưỡng, măng tây có thể làm tăng tổng hợp axit uric, khiến tình trạng bệnh gút ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị bệnh gút hay có nồng độ axit uric máu cao không nên ăn măng tây để kiểm soát bệnh tốt hơn.

- Nấm: Nấm cũng là thực phẩm chứa hàm lượng purin khá cao. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nấm, có thể thay thế nấm bằng các loại rau chứa hàm lượng purin thấp khác như: Rau cải, rau ngót, rau bắp cải, củ cải,…

- Giá đỗ: Đây là loại rau có chứa nhiều chất làm tăng quá trình tích tụ axit uric trong máu, khiến cho quá trình này diễn ra ngày càng nhanh hơn và làm cơn đau gút dễ tái phát. Chính vì vậy, đây cũng là thực phẩm người bị bệnh gút cần hạn chế.

Người bị bệnh gút nên hạn chế dùng thức ăn gì?

Như bạn đã biết, gút là bệnh mạn tính gây đau đớn tại khớp, hình thành do nồng độ axit uric máu tăng cao. Axit uric là một chất được cơ thể tạo ra trong quá trình phân hủy purin. Do vậy, người bị bệnh gút nên kiêng thức ăn giàu purin như:

- Thức ăn nhiều đường: Đường thường được tìm thấy trong các loại nước ngọt đóng chai có thể làm tăng axit uric máu. Do vậy, thức ăn chứa nhiều đường, chất pha ngọt và thực phẩm đã qua chế biến được xem là nguyên nhân chính gây bệnh gút.

- Thịt: Tất cả các loại thịt thường chứa hàm lượng purin cao, khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric và dẫn đến cơn đau gút. Bạn không nhất thiết phải kiêng thịt tuyệt đối nhưng chỉ nên ăn khoảng 113g - 170g mỗi ngày. Người bị bệnh gút nên ăn thịt nạc tốt hơn thịt mỡ, thịt trắng (thịt gà, vịt, ngan,…) thay cho thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,…).

- Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo trong thức ăn hàng ngày, đặc biệt là chất béo bão hòa có thể làm chậm tiến trình bài tiết của axit uric, khiến chúng tích tụ trong máu và gây ra bệnh gút. Vì vậy, bạn hãy hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo.

- Rượu, bia: Rượu gây ức chế chuyển hóa axit uric, còn bia chứa hàm lượng purin cao làm tăng axit uric trong cơ thể. Chính bởi vậy, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bị gút cần loại bỏ rượu, bia khỏi chế độ ăn uống hàng ngày càng sớm càng tốt.

Cải thiện bệnh gút nhờ sản phẩm thảo dược

Để kiểm soát bệnh gút, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng các loại rau và thức ăn không có lợi như trên. Bên cạnh đó, các chuyên gia luôn khuyên người mắc gút nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần thảo dược giúp hạ axit uric máu, giảm cơn đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiện nay, sản phẩm đang được nhiều người mắc gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Hoàng Thống Phong chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: Trạch tả (thành phần chính), nhọ nồi, ba kích, hoàng bá,… Nhờ vào những thành phần này, sản phẩm Hoàng Thống Phong mang tới công dụng:

- Tăng đào thải axit uric: Hoàng Thống Phong có thành phần chính từ cây trạch tả - thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua. Sản phẩm giúp quá trình đào thải axit uric được thuận lợi hơn. Khi nồng độ axit uric trong máu giảm về ngưỡng cho phép, cơn đau gút sẽ ít tái phát hơn và không gây biến chứng nguy hiểm.

- Tăng cường chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả axit uric. Các thảo dược như: Ba kích, nhàu, hoàng bá có trong sản phẩm Hoàng Thống Phong mang đến tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Sản phẩm tác động đến nguyên nhân gốc rễ hình thành cơn đau gút, đó là do tạng thận.

- Giảm triệu chứng sưng, đau: Không chỉ có tác dụng giảm axit uric máu, Hoàng Thống Phong còn cải thiện triệu chứng sưng, đau khi cơn gút cấp xuất hiện rất hiệu quả nhờ các thảo dược có công dụng chống viêm, giảm đau xương khớp, hạ sốt như: Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá.

Đã có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút do chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh làm chủ đề tài. Theo đó, sau khi theo dõi 27 người bị gút là nam giới sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp cùng thuốc tây trong 7 ngày và dùng Hoàng Thống Phong đơn độc trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Kết quả cho thấy: Nồng độ axit uric trong máu giảm dần suốt quá trình điều trị; Người bị bệnh giảm đau, sưng, viêm sau 2 ngày đầu; Không ai thấy có cơn gút tái phát trong 6 tháng; Sản phẩm an toàn cho sức khỏe, không ảnh hưởng xấu đến gan, thận và không gây ra tác dụng phụ.

Nhiều người cải thiện đau gút sau thời gian ngắn

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. 

>>> Ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107) ở thôn 11, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 

Sau mỗi lần ăn thịt bò hay thực phẩm giàu đạm là bệnh gút lại tái phát khiến ông Hiền vô cùng mệt mỏi. May mắn, nhờ biết tới và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong, ông Hiền thấy cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều.

>>> Bác Đào Trọng Đạo (số nhà 65/229 Hàng Kênh - Lê Chân - Hải Phòng)

Bị cơn đau gút hành hạ trong hơn 1 năm khiến bác Đạo cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Sau một thời gian áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không có tiến triển, bác Đạo đã biết tới sản phẩm Hoàng Thống Phong. Sau 4,5 tháng sử dụng sản phẩm, bác đi xét nghiệm thấy nồng độ axit uric từ 688µmol/lít giảm xuống chỉ còn 474µmol/l.

Hy vọng, qua bài viết bạn đã biết người bị bệnh gút kiêng ăn rau gì và nên hạn chế dùng những thức ăn nào? Hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý và đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!

Mọi thắc mắc về người bị bệnh gút kiêng ăn rau gì và thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.