Bệnh gút (còn gọi là bệnh thống phong) có mối liên hệ khá chặt chẽ với chế độ ăn uống giàu chất đạm. Chính vì lẽ đó mà từ xa xưa bệnh gút được nhiều người gọi là “bệnh nhà giàu”. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo là số lượng người mắc bệnh gút cũng ngày càng tăng lên. Đặc biệt là những quý ông thành đạt, thường xuyên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng thiếu cân bằng là đối tượng dễ mắc gút nhất. Mời các bạn cùng theo dõi các nguyên tắc sau đây để xây dựng thực đơn phù hợp cho chính mình:

Các nguyên tắc xây dựng thực đơn hiệu quả cho người bệnh gút

1.     Hạn chế thực phẩm nhóm giàu đạm: chiếm khoảng 10% tổng giá trị dinh dưỡng.
Hầu hết các nhóm thực phẩm giàu đạm là cách nhận biết tương đối cho nhóm thực phẩm giàu purin. Do đó, người bệnh nên giảm tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa cao hơn 50 mg% purin như: thịt bò, thịt gà, thịt trâu, tôm cua ốc, một số loại đậu và tránh xa tuyệt đối các nhóm thực phẩm trên 150mg% purin như: gan, thận, tim, não động vật, thịt ngỗng, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích,…

2.     Nhóm thực phẩm chất béo: Tổng lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 20% tổng giá trị dinh dưỡng.
Chất béo có mặt chủ yếu trong hầu hết các loại thực phẩm là dầu, bơ, mỡ của động vật và thực vật, nhóm chất này cung cấp năng lượng và cần thiết cho sự cấu tạo tế bào. Nhưng chúng ta nên sử dụng nhóm chất béo từ thực vật, vì chúng là nhóm chất béo không bão hòa nên thường tốt cho sức khỏe hơn là nhóm chất béo từ động vật (nhóm chất béo bão hòa). Bạn nên sử dụng dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng và không nên sử dầu hạt hướng dương và dầu đậu nành vì hạt hướng dương và đậu nành có hàm lượng purin khoảng 50mg% - không có lợi cho người bệnh gút. Do đó, bạn nên dùng dầu thực vật cho chế biến thức ăn thay vì là mỡ hoặc dầu động vật.

 
Người bệnh gút nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm purin

 3.     Nhóm thực phẩm carbonhydrat (đường bột): Tổng lượng tiêu thụ phù hợp cho nhóm đường bột nằm trong khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng.

Nhóm đường bột cung cấp hầu hết nguồn năng lượng cho cơ thể và chiếm tổng lượng dinh dưỡng cao nhất trong khẩu phần ăn của người bệnh gút. Vì đa số các thực phẩm đường bột chỉ chứa hàm lượng purin dưới 20mg%. Do đó, bạn có thể chọn bất kỳ loại thực phẩm giàu tinh bột nào như: cơm, phở, bún, mì, khoai, sắn, ngô…
Bên cạnh đó, các nhóm rau xanh, củ quả cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người bệnh gút. Hầu hết, người bệnh có thể sử dụng bất kỳ loại rau củ quả nào vì đa số chúng đều chứa hàm lượng purin thấp, chỉ trong khoảng 20-25mg%. Tuy nhiên, bạn phải hạn chế các thực phẩm sau vì chứa nhiều hơn 50mg%: mầm giá đỗ, súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, bí ngô, nấm hương, tránh nấm rơm và măng tây.
Sau đây là một thực đơn mẫu trong một ngày dành cho người bị bệnh gút:

Bữa sáng:
- Ngũ cốc nguyên hạt với sữa gầy hoặc sữa ít béo/Bún thịt/Bánh cuốn thịt (150gam)
- 5 quả dâu tây tươi/ 1 quả chuối/ 1 quả xoài
- 1-2 cốc nước lọc/ nước khoáng
Bữa trưa:
- Cơm 1 bát nhỏ (150gr)
- Gà rang/giò chay/tôm chay (50gr)
- Salad rau xanh hoặc canh rau (200gr)
- 1 cốc nước ép cà rốt/ dưa hấu hoặc 1-2 cốc nước khoáng
Bữa xế:
- Dưa hấu/nhãn (200gr)
- 1-2 cốc nước lọc/ nước khoáng
Bữa tối:
- Cơm (150gr)
- Lạc, vừng rang/tôm (50gr)
- Đậu xanh luộc/ canh bí xanh/ su hào xào (200gr)
- Xoài chín/dưa lưới (200gr)
- Sữa chua ít chất béo
- Trà thảo dược.

Sử dụng phối hợp sản phẩm Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị bệnh gút

Bệnh gút là một căn bệnh rất dễ tái phát và hình thành các cơn đau gút, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị triệt để. Hiện tại, phương pháp để đẩy lùi cơn đau nhanh nhóng là dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm nhưng các loại thuốc này nếu dùng lâu dài sẽ dễ gây ảnh hưởng không tốt cho hệ bài tiết, hệ tiêu hóa,... Do đó, bên cạnh việc kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bị gút có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị gút lâu dài. Sản phẩm được nhiều bác sỹ, người bệnh tin tưởng hiện nay và có nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng tốt đối với người bị gút là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Thành phần quan trọng nhất của Hoàng Thống Phong là trạch tả bởi tác dụng tăng cường đào thải acid uric, cùng các vị thuốc quý là hoàng bá, nhàu, nhọ nồi, hạ khô thảo, ba kích, thổ phục linh sẽ giúp tăng cường chuyển hóa, đào thải acid uric dư thừa. Đồng thời, sản phẩm còn giúp giảm đau, chống viêm sưng các khớp và tăng cường chức năng gan thận mà không gây tác dụng phụ cho người dùng. Sản phẩm cũng đã được chứng minh tác dụng từ nghiên cứu lâm sàng do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ nhiệm đề tài. Chúng ta hãy cùng lắng nghe các chia sẻ từ các chuyên gia về tác dụng của thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong.


* Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của người sử dụng.

Ngoài ra, sản phẩm Hoàng Thống Phong đã vinh dự liên tục nhận được các giải thưởng như: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, 2015; “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” 3 năm liền 2015- 2017; “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” 3 năm liền 2014 - 2016 do Hội khoa học công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam trao tặng. 

 
Hoàng Thống Phong vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” trao tặng

Việc duy trì chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý kết hợp sử dụng Hoàng Thống Phong hàng ngày, thường xuyên vận động nhẹ nhàng,... được xem là kinh nghiệm quý cho nhiều bệnh nhân trong việc hạn chế tái phát cơn gút cấp và kiểm soát bệnh hiệu quả.

 Tuyết Cơ