Việc chẩn đoán bệnh gút cần phải dựa vào các đặc điểm đặc trưng ở từng giai đoạn thông qua các dấu hiệu lâm sàng và kết quả cận lâm sàng. Khi bạn sớm nhận biết được mình đã mắc bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Các chẩn đoán lâm sàng bệnh gút

Việc chẩn đoán lâm sàng thường dựa vào giới tính, độ tuổi của bệnh nhân, vị trí và tính chất cơn đau,... Gút thường xuất hiện ở nam giới từ độ tuổi 30 trở lên, ít xảy ra ở những người trước 25 tuổi. Còn nguy cơ mắc bệnh gút ở phụ nữ trẻ là rất thấp nhưng lại tăng cao khi bước vào độ tuổi mãn kinh.

Giai đoạn gút cấp:

Các cơn gút cấp thường xuất hiện đột ngột sau một bữa ăn có nhiều thịt rượu, sau chấn thương hay dùng các thuốc lợi tiểu…, nhất là khi trời về đêm. Cơn đau thường xảy ra ở vị trí khớp bàn ngón chân cái (khoảng > 70%) và ở các khớp khác như: khớp gối, khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay… Với các triệu chứng điển hình là khớp sưng to, căng bóng, nóng, đỏ, đau dữ dội tăng dần trong 24 - 48 giờ liền và kéo dài từ 5 – 10 ngày, sau đó các triệu chứng này sẽ giảm dần. Khoảng cách giữa các đợt viêm cấp có thể từ vài tháng đến vài năm, càng về sau khoảng cách này càng ngắn lại nhưng khi chuyển qua giai đoạn mạn tính thì sẽ không còn khoảng cách nữa mà các cơn đau này sẽ nối tiếp các cơn đau khác.

Giai đoạn mạn tính:

Ở giai đoạn gút mạn tính được đặc trưng bởi các cục tophi thường xuất hiện dưới da ở sụn vành tai và quanh khớp, tình trạng viêm đa khớp với tính chất biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, đau liên tục, không thành cơn điển hình và không tự khỏi. Gút mạn thường kèm theo các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, suy thận, đột quỵ…

Các chẩn đoán cận lâm sàng bệnh gút

Khi thăm khám tại bệnh viện, các bệnh nhân thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm và cho kết quả như sau:

-         Acid uric trong máu tăng với nồng độ > 420 µmol/l hoặc > 7 mg/dl.

-         Định lượng acid uric niệu trong 24 giờ: đối với những người có chế độ ăn không chứa nhiều purin thì được đánh giá là bị tăng sản xuất quá mức acid uric (> 600 mg/24h) hay giảm bài tiết acid uric (<600 mg/24h). Trường hợp ở những người có chế độ ăn uống bình thường, mức acid uric để đánh giá là 800 mg/24h và cách đánh giá là tương tự.

 acid uric

Xét nghiệm chỉ số acid uric máu để biết mình có mắc bệnh gút!

-         Xét nghiệm dịch khớp: tìm thấy có các tinh thể muối monosodium urat, dịch khớp viêm giàu tế bào (>2000 tb/mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

-         Xét nghiệm X-quang: ở giai đoạn đầu các khớp vẫn bình thường nhưng nếu bệnh chuyển sang giai đoạn muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương…

-         Một số xét nghiệm khác: đường huyết, creatinine máu, tốc độ máu lắng, cholesterol, triglyceride, …

Điều trị bệnh gút bằng thuốc tây còn nhiều hạn chế

Thuốc điều trị các cơn gút cấp tính thường là loại thuốc chống viêm, giảm đau là colchicin, nonsteroid, corticoid,…, trong đó, colchicin được ưu tiên sử dụng nhất. Song song đó, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống kiêng các thực phẩm giàu đạm purin, hạn chế rượu bia nhằm kiểm soát sự gia tăng của nồng độ acid uric trong máu.

Còn ở giai đoạn gút mạn tính, bệnh nhân thường được chỉ định các nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric và kết hợp với colchicin tùy theo tình trạng bệnh. Nhưng các loại thuốc này có thể kèm theo những tác dụng phụ cho sức khỏe như tiêu chảy, loét dạ dày, sốt, suy gan, thận… nên cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã xuất hiện một số cục tophi quá to gây cản trở vận động khớp cần được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ, để tránh trường hợp các cục này vỡ ra gây viêm loét, nhiễm khuẩn huyết, hủy hoại xương…

Sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị gút mang lại nhiều ưu điểm

Chính vì hầu hết các loại thuốc tây y điều trị bệnh gút hiện nay vẫn tập trung vào mục tiêu chính là giảm đau, chống viêm và giảm nồng độ acid uric, nhưng bệnh nhân lại phải đối diện với nhiều tác dụng phụ của thuốc như ảnh hưởng đến dạ dày, men gan tăng, suy giảm chức năng thận,… Do đó, hiểu được những mong muốn của các bác sĩ, bệnh nhân trong điều trị bệnh gút, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong nhằm đáp ứng những mong mỏi trên. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên với thành phần chính là trạch tả kết hợp với 6 thành phần thảo dược khác là hoàng bá, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, nhàu, hạ khô thảo có công dụng đào thải được lượng acid uric dư thừa, tăng cường chức năng gan thận và phòng tái phát các cơn gút cấp hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ.

Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu lâm sàng và cho nhiều kết quả tốt: có 88,9% người có acid uric máu trở về mức bình thường, có 59,3% người giảm viêm khớp trong 2 ngày đầu, không có trường hợp nào có cơn gút cấp tái phát trong 6 tháng và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh qua đoạn video sau:

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Không những thế, Hoàng Thống Phong còn vinh dự nhận được các giải thưởng cao quý trong nhiều năm liền như: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, 2015; “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” năm 2015, 2016; “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” 3 năm liền 2014 - 2016 do Hội khoa học công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam trao tặng.

giải thường 

Hoàng Thống Phong vinh dự nhận nhiều giải thưởng do các tổ chức uy tín trao tặng

 

Mọi thắc mắc liên quan tới sản phẩm Hoàng Thống Phong cũng như tình trạng bệnh gút mà bạn đang gặp phải, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Hữu Quyền