Nhiều cây cỏ quen thuộc quanh ta có khả năng trị bệnh mà chúng ta không hề hay biết. Gần đây có nhiều người truyền tai nhau về khả năng trị bệnh gút từ lá lốt. Vậy có hay không công dụng này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Lá lốt.
Lá lốt thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), có tên khoa học là Piper lolot, thường được trồng ở nơi ẩm ướt, để làm gia vị, ăn sống, hoặc làm thuốc. Lá có hình tim, năm gân chính tỏa ra từ cuống lá.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá và thân cây lốt có chứa các chất như ankaloid, flavonoid và tinh dầu với thành phần chủ yếu là β-caryophylen, rễ cũng có chứa tinh dầu và có thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có công dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm. Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, cay, ấm, công dụng, giảm đau, ấm bụng, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…
Lá lốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Trong y học cổ truyền, lá lốt được biết với nhiều công dụng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào dùng lá lốt để trị bệnh gút. Việc dùng lá lốt như một vị thuốc trị bệnh gút xuất phát từ kinh nghiệm của một số bệnh nhân hoặc địa phương nào đó. Những điều đó không phải là không hợp lý, nếu xét về công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau thì việc dùng lá lốt để hỗ trợ điều trị bệnh gút là có cơ sở. Và hiện nay, cũng chưa có những thông tin nào nói về độc tính của lá lốt.
Cuối cùng, nên nhấn mạnh một điều là, nguyên tắc điều trị bệnh gút là giảm đau cho người bệnh và phải hạ được chỉ số axit uric dưới nước cho phép, Vì vậy việc dùng lá lốt chữa bệnh gút là một cách hỗ trợ điều trị gút hiệu quả, chứ không chữa hoàn toàn được bệnh.
Bài thuốc hỗ trợ trị đau nhức xương khớp do bệnh gút gây ra từ lá lốt: lấy khoảng 10g lá lốt phơi khô, bỏ vào nồi sắc như thuốc bắc 2 bát còn lại nửa bát, dùng sau bữa ăn tối liên tục trong 10 ngày.
Lưu ý trong việc dùng lá lốt hỗ trợ điều trị bệnh gút: Có thể dùng lá lốt tươi, phơi khô, hay sấy đều có thể được, tuy nhiên với bất kì loại thuốc nào cũng cần có một liều lượng nhất định nếu không thì lợi cũng thành hại, nên dùng từ 50-100g lá lốt mỗi ngày. Những người bị nóng trong người, gây khô miệng, táo bón,..thì không nên dùng lá lốt.
Hồng Nhung.