Rất nhiều người khi đi xét nghiệm máu nhận được kết quả chỉ số acid uric máu 480 micromol/l mà không được bác sĩ giải thích đã bị bệnh gout hay chưa và có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe hay không? Nếu cũng đang có chỉ số acid uric ở khoảng 480 micromol/l và chưa thực sự hiểu rõ về tình trạng này thì mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
Chỉ số acid uric nói lên điều gì?
Acid uric thực chất là một sản phẩm thừa được cơ thể sản xuất trong quá trình phân hủy purin – hợp chất có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Thông thường, acid uric được đưa vào trong máu, đi qua thận và loại ra khỏi cơ thể cùng nước tiểu. Khi thận làm việc kém hiệu quả hoặc cơ thể sản xuất acid uric quá nhanh sẽ khiến chỉ số này tăng cao.
Acid uric máu cao có liên quan đến các cuộc tấn công của bệnh gout hoặc sự phát triển sỏi thận. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tăng acid uric máu nhưng chưa thấy bất cứ triệu chứng hoặc các vấn đề liên quan nào.
Những yếu tố có thể khiến acid uric máu tăng cao như:
- Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, uống thuốc lợi tiểu, sử dụng nhiều rượu, bia.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc gout thì bạn cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh này.
- Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư,… trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric máu tăng cao.
- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gout thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới và phụ nữ độ tuổi mãn kinh.
Acid uric máu cao gây nhiều bệnh lý
Chỉ số acid uric 480 micromol/l đã bị bệnh gout hay chưa?
Theo các chuyên gia, khi chỉ số acid uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì bạn đang bị tăng acid uric máu.
Nếu xét nghiệm máu cho thấy chỉ số acid uric 480 micromol/l thì có nghĩa là bạn đang bị tăng acid uric máu. Với chỉ số này, nếu cảm thấy có cơn đau xuất hiện tại khớp thì chứng tỏ bạn đã bị bệnh gout. Nếu chưa thấy cơn đau, thì đồng nghĩa với việc bạn chưa bị gout. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng bởi cơn đau gout có thể tấn công bất cứ lúc nào.
Với chứng tăng acid uric máu không có triệu chứng, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm acid uric, đưa chỉ số này về mức cho phép, ngăn chặn cơn đau gout tấn công. Vậy người bị tăng acid uric máu nên làm gì?
Cách giảm acid uric máu hiệu quả tại nhà
Với chỉ số acid uric 480 micromol/l thì dù đã có triệu chứng bệnh gout hay chưa bạn cũng cần có phương pháp để kiểm soát hiệu quả. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm acid uric an toàn:
- Hạn chế thực phẩm giàu purin: Purin là hợp chất tự nhiên có trong một số thực phẩm. Khi vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành acid uric. Chính vì vậy, muốn kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu, bạn cần hạn chế các thực phẩm như: Thịt thú rừng, hải sản, nội tạng động vật, thực phẩm giàu chất béo,…
- Tăng cường bổ sung thực phẩm ít purin: Bằng cách chuyển từ thực phẩm nhiều purin sang thực phẩm ít purin, một số người có thể giảm dần nồng độ acid uric hoặc ít nhất là tránh để chỉ số này tăng thêm. Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: Các sản phẩm sữa ít béo và không béo; rau xanh, hoa quả;…
- Tránh các thuốc làm tăng acid uric: Một số thuốc có thể làm tăng acid uric, bao gồm: Thuốc lợi tiểu; thuốc ức chế miễn dịch; aspirin liều thấp. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng tăng acid uric máu trước khi sử dụng chúng.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Cân nặng bình thường có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh gout, đặc biệt là ở những người độ tuổi trẻ hơn. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol đồng thời tăng nguy cơ bệnh tim. Trong khi bản thân những tác động này đã có hại, thì thừa cân cũng liên quan đến nguy cơ cao bị tăng acid uric trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Tránh uống rượu và đồ uống có đường: Tiêu thụ nhiều rượu, bia và nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Đây là những loại đồ uống bổ sung lượng calo không cần thiết vào chế độ ăn, có thể gây tăng cân và các vấn đề về chuyển hóa.
- Bổ sung vitamin C: Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Một phân tích tổng hợp năm 2011 của 13 thử nghiệm đối chứng ngẫu hóa cho thấy, vitamin C làm giảm đáng kể nồng độ acid uric trong máu. Nồng độ acid uric thấp có thể làm giảm nguy cơ của cơn gout cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chứng minh được rằng, vitamin C điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gout – mà nó chỉ làm giảm nồng độ acid uric.
- Ăn quả cherry (anh đào): Nghiên cứu sơ bộ cho thấy, anh đào có thể làm giảm nguy cơ cơn đau gout, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh. Một nghiên cứu năm 2012 trên 633 người bị bệnh gout cho thấy, ăn quả anh đào trong 2 ngày làm giảm 35% nguy cơ bị cơn gout cấp so với người không ăn.
Người bệnh gút nên ăn nhiều quả anh đào
Giảm acid uric máu nhờ thảo dược thiên nhiên
Acid uric máu cao không chỉ là lý do trực tiếp gây bệnh gout mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác trong cơ thể như: Sỏi thận, tim mạch… Chính vì vậy, nếu bạn có nồng độ này vượt quá ngưỡng cho phép, thì chế độ dinh dưỡng cần phải điều chỉnh hợp lý, sinh hoạt điều độ để giảm acid uric máu và phòng ngừa, kiểm soát bệnh gout tốt hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên tìm đến những loại thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng bệnh an toàn mà vẫn mang tới hiệu quả cao.
Theo Đông y, trạch tả là một vị thuốc quý được dùng từ xa xưa với công dụng lợi tiểu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong thân củ trạch tả chứa các hoạt chất gồm: Api Alisol A, Alismol, Alismoxide và các alisol A, B, C, Choline,… giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể theo đường bài tiết thận, hỗ trợ lọc thận, chống đông máu, cân bằng huyết áp và đặc biệt là chống nguy cơ nhiễm độc gan. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm chứa thành phần chính từ trạch tả mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ trạch tả, kết hợp cùng nhiều vị thuốc quý khác như: Nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích,… mang đến công dụng giảm acid uric máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gout an toàn, hiệu quả. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ mắc gout cao như: Người béo phì, nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống bia, rượu, hay ăn hải sản, người ít vận động, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa,...
Hy vọng, bài viết bạn đã biết chỉ số acid uric 480 micromol/l đã bị bệnh gout hay chưa. Hãy giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để chỉ số acid uric máu luôn ở ngưỡng cho phép, bạn nhé!
Mọi thắc mắc về sản phẩm Hoàng Thống Phong, mời bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!