Từ lâu, thịt đỏ, rượu, bia… đã được ghi nhận là các yếu tố thuận lợi gây bệnh gút. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác cũng có thể khiến cơn gút cấp bùng phát mà bạn chưa hề biết tới. Hãy cập nhật ngay 9 yếu tố thuận lợi gây bệnh theo khuyến cáo của tiến sĩ Kenneth G. Saag (Đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ) trong bài viết sau đây!

Gút thường gây sưng viêm và đau khớp dữ dội. Vị trí người bệnh thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là bàn chân. Hầu hết người mắc bệnh gút đều ý thức được việc cần hạn chế những thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, rượu, bia… Tuy nhiên, theo tiến sĩ Kenneth G. Saag (Đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ) thì các yếu tố phi thực phẩm như thuốc men, điều kiện y tế... cũng là vấn đề cần lưu tâm. Đây cũng chính là các chất kích hoạt gây cơn đau gút.

9 YẾU TỐ TRẢI ĐƯỜNG CHO BỆNH GÚT TẤN CÔNG BẠN

1. Aspirin

Aspirin làm tăng lượng axit uric trong máu. Sau một thời gian, axit uric sẽ lắng đọng ở khớp (hay gặp nhất là ở khớp ngón chân cái) và hình thành các tinh thể nhọn, gây cơn gút cấp.

Nếu bạn dùng aspirin liều thấp để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì đừng vì sợ mắc bệnh gút mà không uống. Thay vào đó, bạn sẽ cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác như thực phẩm chứa nhiều purin… Trong trường hợp, nồng độ axit uric trong máu cao thì bạn nên dùng thuốc giảm axit uric theo chỉ định của bác sĩ.

 Aspirin-lam-tang-luong-axit uric-trong-mau-gay-benh-gut

Aspirin làm tăng lượng axit uric trong máu, dễ gây bệnh gút

2. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu giúp giảm huyết áp bằng cách loại bỏ nước và muối ra khỏi cơ thể. Đồng thời, chúng còn làm giảm sự bài tiết axit uric qua thận. Từ đó, axit uric có thể lắng đọng lại và gây cơn gút cấp.

Tiến sĩ Saag cho biết, mặc dù việc chuyển sang dùng loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác có thể giúp ích, tuy nhiên, trong một số trường hợp lại có kết quả tốt với thuốc lợi tiểu thì người bệnh nên kết hợp dùng thuốc lợi tiểu với một số thuốc giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể như: allopurinol, febuxostat… Ông nói: “Rất ít người dùng cả hai loại thuốc này”.

3. Cơ thể bị mất nước

Tình trạng cơ thể bị mất nước gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trong đó có bệnh gút.

“Tình trạng cơ thể mất nước có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Ở những trường hợp nhạy cảm, dễ bị tổn thương thì có thể dẫn tới cơn gút cấp tấn công”, giáo sư, tiến sĩ Theodore Vanitallie (Đại học Columbia, Hoa Kỳ) cho biết. Ông cũng đưa ra lời khuyên, mỗi người nên uống khoảng 8 ly nước hàng ngày, đặc biệt, nếu bạn đã mắc gút hoặc có các yếu tố nguy cơ gây bệnh gút.

 Moi-nguoi-can-uong-du-nuoc-hang-ngay

Mỗi người cần uống đủ nước hàng ngày

4. Thừa cân

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng béo phì làm tăng nguy cơ gút tấn công, bằng cách kích thích cơ thể tạo thêm axit uric và hạn chế bài tiết axit uric ra ngoài. Do đó, bạn nên kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.

5. Nhịn ăn

Nếu bạn muốn cả trọng lượng cơ thể và mức axit uric ở phạm vi an toàn thì hãy bỏ ngay ý định ăn kiêng.

Tiến sĩ Vanitallie nói: "Cố gắng giảm cân bằng cách nhịn ăn khiến bạn có nguy cơ bị gút tấn công”. Nguyên nhân là do khi bạn nhịn ăn để giảm cân, cơ thể chúng ta bắt đầu phân giải axit béo thành các xeton (ketone). Và xeton sẽ có khả năng cạnh tranh với sự bài tiết urat ở ống thận, từ đó làm tăng axit uric máu.

6. Giai đoạn mãn kinh

Nguy cơ mắc bệnh gút tăng lên là hậu quả không mong muốn đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Đó là bởi estrogen (một hormon giúp thận đào thải axit uric) giảm đi trong và sau giai đoạn mãn kinh. Do đó, nếu ở độ tuổi mãn kinh thì bạn nên cẩn thận và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh gút khác. Một số nghiên cứu đã cho thấy, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc gút bằng cách tích cực ăn quả cherry, các thực phẩm chứa vitamin C và cà phê.

 Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh có nguy cơ mắc gút

Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh có nguy cơ mắc gút

7. Chấn thương

Một vết thương nhỏ như vết va chạm ở ngón chân cái cũng có thể khiến cơn gút cấp bùng phát. Các khớp bị thương dường như tạo những vị trí thuận lợi hơn cho axit uric lắng đọng và có thể dẫn tới một cuộc tấn công của gút kéo dài hàng tuần. Tiến sĩ Vanittalie cho biết: "Một chấn thương có thể bắt đầu phản ứng viêm nhỏ, sau đó là cơn gút cấp ở tại khớp đó”. Tình trạng viêm xương khớp cũng có liên quan tới bệnh gút. Hãy coi đây là một lý do khác để cố gắng tránh không bị thương ở ngón tay, mắt cá chân hoặc tác động mạnh lặp lại nhiều lần trên khớp.

8. Đi giày không thoải mái

Mặc dù chưa có nghiên cứu về tác động của giày dép đối với nguy cơ mắc bệnh gút, tuy nhiên, việc đi đôi giày không thoải mái hiếm khi là một việc làm thông minh.
Tiến sĩ Vanitallie cho biết: "Sự kết hợp của tình trạng tăng axit uric, nguy cơ mắc bệnh gút và việc đi giày làm tổn thương đôi chân của bạn, điều này có thể khiến cơn gút cấp bùng phát”.

Phụ nữ nên lựa chọn giày có gót thấp hơn để giảm áp lực lên các ngón chân hoặc giới hạn thời gian đi giày cao gót.

9. Di truyền

Thật không may, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nguy cơ mắc bệnh gút mà bạn không thể kiểm soát được. Khoảng 20% trường hợp mắc gút có tiền sử gia đình mắc bệnh. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng và có biện pháp phòng ngừa gút nếu trong gia đình có người mắc bệnh. Đặc biệt với nam giới tuổi trung niên và phụ nữ sau mãn kinh là đối tượng dễ bị gút tấn công hơn cả.

GIẢI PHÁP NÀO GIÚP BẠN CẢI THIỆN CƠN ĐAU GÚT

Những đau đớn mà gút gây ra chỉ có người trong cuộc mới hiểu được: đau dữ dội đến mức “sống đi chết lại”, sưng tấy không thể đi lại, người mệt mỏi... Bên cạnh đó, khi mắc gút, sức khỏe người bệnh còn luôn bị “rình rập” bởi những biến chứng như tăng huyết áp, suy thận... Bởi vậy, dù cố gắng loại bỏ 9 yếu tố thuận lợi trên thì mối lo gút tái phát và các biến chứng nguy hiểm vẫn luôn khiến nhiều người “mất ăn, mất ngủ”. Vậy giải pháp nào cứu giúp cải thiện cơn đau gút hiệu quả?

Câu trả lời đã được các chuyên gia đưa ra đó là tuân thủ phác đồ điều trị, sinh hoạt hợp lý và kết hợp dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị gút, điển hình như thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Vậy tại sao Hoàng Thống Phong được nhiều người tin tưởng lựa chọn dùng trong quá trình điều trị bệnh?

 

Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị gút hiệu quả, an toàn

Hoàng Thống Phong được kết hợp tinh túy từ những thảo dược quý như trạch tả, ba kích, nhọ nồi, thổ phục linh... tạo nên một bài thuốc toàn diện trong điều trị gút. Hoàng Thống Phong giúp tăng cường chức năng gan, thận; đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể; giảm sưng đau khớp, hỗ trợ điều trị gút và ngăn chặn bệnh tái phát. Hơn nữa, sản phẩm này có thành phần 100% từ thảo dược nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây tương tác thuốc nên bạn có thể yên tâm dùng trong thời gian dài.

Hãy lắng nghe phân tích của GS Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thống Phong trong video sau đây:

Nhờ duy trì dùng Hoàng Thống Phong mà rất nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi nỗi lo mang tên “gút”. Trường hợp sau đây là một điển hình:


Bệnh gút sẽ không còn đáng sợ nếu bạn áp dụng đúng phương pháp điều trị. Một trong những cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện ngay hôm nay là dùng Hoàng Thống Phong hàng ngày. Đã có rất nhiều người chiến thắng gút nhờ phương pháp này, còn bạn thì sao?

MINH TRÍ