Đặc trưng bởi những cơn đau dữ dội và đột ngột về đêm cùng với các biến chứng nguy hiểm, bệnh gút ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích trong chẩn đoán và điều trị gút.
Chẩn đoán bệnh gút
Bệnh gút là một trong những căn bệnh về khớp có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nguyên nhân cơ bản là do sự gia tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu dẫn đến tình trạng lắng đọng các tinh thể urate trong cơ thể, đặc biệt tại các khớp gây đau nhức dữ dội, sưng và viêm. Các triệu chứng này thường sẽ biến mất trong vài ngày, tuy nhiên, nồng độ acid uric trong máu vẫn cao, bệnh âm thầm diễn tiến nặng thêm, về lâu dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm, vì vậy, mỗi trường hợp nghi ngờ bệnh gút nên được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh gút
Theo “Tủ sách bệnh và cách điều trị”, Hejian – De Hong, Nhà xuất bản Khoa học Giáo dục Thượng Hải, 2004 do tác giả Phạm Thùy Liên dịch, bệnh gút được chẩn đoán một cách chính xác bằng các phương pháp sau:
- Xét nghiệm chỉ số acid uric máu : Định lượng nồng độ acid uric trong máu, bệnh gút được xác định nếu nồng độ này lớn hơn 417 µmol/L ở nam và 357 µmol/L ở nữ.
- Kiểm tra xét nghiệm máu: Ở thời kỳ phát hiện bệnh, số lượng các tế bào bạch huyết tăng (thông thường ở mức (10-20).109 tế bào/L).
- Kiểm tra dịch khớp: Khi nghi ngờ bác sĩ có thể dùng kim tiêm để hút dịch khớp ra và kiểm tra sự có mặt của các tinh thể urate bằng kính hiển vi chấn quang, kính hiển vi thông thường hay máy đo tia tử ngoại.
- Chụp X-Quang: Phương pháp này được sử dụng cho việc phát hiện bệnh gút mạn tính. Lúc này đã có sự tổn thương xương khớp do các tinh thể muối urate lắng đọng quá nhiều tại khớp.
- Phán đoán tổng hợp: Thông thường chẩn đoán bệnh không khó, nhưng vì phản ứng viêm khớp khá phong phú dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, vì vậy cần chẩn đoán phân biệt. Hiện nay các chuyên gia thường căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại của Tổ chức hiệp hội chống bệnh gút của Mỹ đưa ra năm 1977, bằng cách đưa ra phán đoán tổng hợp dựa trên các xét nghiệm đã kể trên: Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gút khi có đồng thời các triệu chứng đau, sưng viêm khớp trên lâm sàng và có chỉ số acid uric cao hơn ngưỡng nồng độ bình thường.
Điều trị bệnh gút
Mục tiêu điều trị đối với người bị bệnh gút là giảm nhanh các triệu chứng đau viêm khớp, đồng thời ngăn chặn cơn gút cấp tái phát và phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra.
- Điều trị cơn gút cấp
Colchicine là một trong những thuốc đầu tay trong điều trị cơn gút cấp tính. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48h. Tuy nhiên thường gây cho bệnh nhân những cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, khi dùng thuốc thường phải dùng kèm với thuốc giảm nhu động ruột để điều trị bệnh gút hiệu quả.
Sử dụng nhóm thuốc giảm đau chống viêm non-steroid như indomethacin, celecoxib hoặc các thuốc corticoid. Tuy nhiên các loại thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ như: loét dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, tăng đường huyết, tăng huyết áp,…
- Điều trị cơn gút mạn: Mục tiêu điều trị là hạ axit uric máu về ngưỡng bình thường và duy trì ổn định để tránh tái phát và ngăn ngừa biến chứng suy thận mạn.
Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm hàm lượng acid uric trong máu cũng được chỉ định trong điều trị bệnh gút, điển hình trong số đó là Allopurinol. Nhưng các loại thuốc này cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ như: phát ban, buồn nôn, sỏi thận, giảm chức năng gan…
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh gút
Các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiện nay thường gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, vì thế, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, không có tác dụng phụ được nhiều người quan tâm đến. Hoàng Thống Phong là một trong những sản phẩm điển hình trong số đó.
Một sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược với 7 thành phần bao gồm: trạch tả, nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá có tác dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút, không gây tác dụng phụ. Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rõ hơn tác dụng của Hoàng Thống Phong với bệnh gút. PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh chia sẻ: “Nghiên cứu được tiến hành trên 27 bệnh nhân mắc bệnh gút, điều trị theo phác đồ: sử dụng với thuốc tây trong 5-7 ngày đầu kết hợp với Hoàng Thống Phong với liều 9 viên/ ngày trong tháng đầu tiên và giảm liều 6 viên/ ngày trong 5 tháng tiếp theo. Kết quả nồng độ acid uric máu giảm dần trong quá trình điều trị, sau 1 tháng nồng độ acid uric đã giảm được 59,3µmol/l; 88,9% bệnh nhân có acid uric máu ở giới hạn bình, và tần suất tái phát cơn gút cấp thưa dần hàng tháng”.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng. Hãy cùng nghe PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh chia sẻ nghiên cứu về tác dụng của Hoàng Thống Phong:
Chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về nghiên cứu tác dụng của Hoàng Thống Phong
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Năm 2015, Hoàng Thống Phong đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học Công nghệ - Thực phẩm Việt Nam trao tặng.
Bên cạnh sử dụng Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị bệnh gút, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn giàu đạm, uống nhiều nước và luyện tập thể thao thường xuyên.
Kim Ngọc