Để chẩn đoán bệnh gút các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân kiểm tra một hoặc nhiều trong số các phương pháp cận lâm sàng sau: xét nghiệm máu, kiểm tra dịch khớp, chụp x-quang và siêu âm.
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bệnh gút
1. Xét nghiệm máu
Bệnh gút gây ra do sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp và nguyên nhân là do trong cơ thể có nồng độ axit uric máu cao. Tăng axit uric máu được xác định khi chỉ số axit uric vượt quá ngưỡng cho phép: 420 µmol/l đối với nam giới hoặc 380 µmol/l đối với nữ giới. Vì vậy, đối với bệnh gút chỉ số axit uric luôn luôn được theo dõi để có thể đánh giá nồng độ axit uric trong cơ thể và đưa ra hướng xử lý thích hợp. Một điều cần nhấn mạnh là chỉ tăng axit uric máu thì chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gút, tuy nhiên, đây lại là yếu tố rất cần được chú ý trong chẩn đoán bệnh.
2. Kiểm tra dịch khớp
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút của ILAR và Omeract 2000: nếu phát hiện tinh thể muối urat dưới kính hiển vi phân cực thì có thể xác định là bệnh gút. Vì vậy, mục đích của việc chọc hút dịch khớp là để kiểm tra xem có tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp không. Tại các trung tâm chuyên về bệnh gút thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện chọc hút dịch tại các khớp bị đau để kiểm tra. Có thể xem đây là một trong những tiêu chuẩn vàng để giúp chẩn đoán bệnh gút. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chưa xuất hiện các cơn đau cấp nào thì khó có thể phát hiện sớm bệnh bằng phương pháp này.
3. Chụp x-quang
Có rất nhiều người bệnh gút bị tổn thương xương khớp nhưng bằng mắt thường khó có thể nhận thấy được sự phá hủy này. Vì vậy, thông qua kiểm tra x-quang có thể xác định được những tổn thương xương khớp, từ đó giúp các bác sĩ có phác đồ phù hợp cho từng bệnh nhân. Nếu phải đợi xuất hiện các cơn đau cấp xảy ra mới chẩn đoán bệnh như lâu nay vẫn thực hiện thì sẽ dẫn đến việc chẩn đoán trễ, tạo điều kiện cho tinh thể muối urat làm tổn thương xương khớp. Vì vậy, trong một số trường hợp bệnh nhân có axit uric trong máu tăng cao nên tiến hành kiểm tra mình có bị tổn thương xương khớp không mặc dù chưa có các cơn đau nào tấn công.
4. Dual energy CT scan (DECT)
DECT là một loại CT scan với hai nguồn năng lượng kép có độ chính xác rất cao. Sử dụng phương pháp này có thể giúp chẩn đoán nhanh bệnh gút thông qua việc phát hiện các tinh thể muối urat tại khớp, ngay cả khi khớp không bị viêm. Tuy nhiên, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì chi phí đầu tư trang thiết bị khá tốn kém.
Các phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh gút.
Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
Việc chẩn đoán sớm là một trong những yếu tố góp phần làm tăng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh gút. Qua các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ có phác đồ thích hợp đối với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, cho dù trong trường hợp nào thì cũng cần phải đạt được các mục đích sau: giúp giảm đau cho người bệnh, đào thải được nồng độ axit uric dư thừa trong cơ thể từ đó ngăn chặn các cơn đau gút tái phát.
Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên đang được nhiều người hướng tới. Và một trong số các sản phẩm đã và đang được nhiều người tin dùng nhất là sản phẩm Hoàng Thống Phong. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như trạch tả, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh… Hoàng Thống Phong giúp đào thải được axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể, giảm đau, chống viêm, ngăn chặn các cơn gút tái phát, đáp ứng được mục đích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút. Hơn nữa, sản phẩm còn chứa các thành phần giúp bồi bổ gan thận, ổn định huyết áp, từ đó giúp nâng cao sức khỏe cho người mắc bệnh.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Hoàng Thống Phong - Tôi không sợ gút
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu lâm sàng do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ nhiệm đề tài và cho nhiều kết quả tốt. Sản phẩm đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý, như năm vừa qua đã được Hội khoa học công nghệ lương thực – thực phẩm Việt Nam trao tặng giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”.
Ái Phương