Theo các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết lạnh cùng với thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý có thể làm gia tăng biến chứng của các bệnh như: viêm khớp nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, suy thận… và làm tăng mức độ đau ở người bệnh gút.

Thời tiết lạnh, bệnh nhân gút lao đao!

Theo các chuyên gia xương khớp, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ kéo theo những biến đổi bên trong cơ thể như độ nhớt của máu tăng, dịch khớp đông quánh… làm xuất hiện các cơn đau quanh khớp. Đặc biệt, khi trời rét khiến cho gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn, dẫn đến các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi và khó cử động. Thời tiết lạnh còn tạo điều kiện cho sự kết tinh các tinh thể muối urat nhiều hơn tại các khớp, cùng với những yếu tố trên làm gia tăng tình trạng sưng và đau nhiều hơn ở bệnh nhân gút.

Mặt khác, theo y học cổ truyền cho rằng bệnh gút là do phong, hàn và thấp gây ra, nên vào mùa đông, thời tiết lạnh làm cho sự vận hành khí huyết bị cản trở, gây đau nhiều ở các khớp xương. Đặc biệt là ở người già có kèm theo bệnh gút, lúc này các chức năng vận động của cơ thể bị suy yếu dẫn đến các hoạt động xương khớp cũng giảm, khí huyết giảm sút, không thể nuôi dưỡng được gân mạch, các khớp càng xơ cứng làm cho mức độ đau càng tăng lên gấp bội.

 Những người già bị bệnh gút thường đau nhiều vào mùa lạnh

Những người già bị bệnh gút thường đau nhiều vào mùa lạnh

Trên thực tế, TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (khoa Khớp Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vào các ngày lạnh, những người bệnh gút thường bị tái phát các đợt viêm khớp cấp nên số lượng bệnh nhân phải nhập viện tăng lên rất nhiều.

Phương pháp giúp giảm đau cho người bệnh gút vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh, những người bệnh gút khi bị các cơn đau tấn công nên sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ để cắt các cơn đau nhanh chóng. Khi kiểm soát được các cơn đau này, người bệnh gút nên duy trì sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Hoàng Thống Phong để giúp đào thải được lượng axit uric dư thừa, tăng cường chức năng gan thận, phòng tái phát các cơn gút cấp mà không mang lại tác dụng phụ.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Bên cạnh đó, nên giảm áp lực ở các khớp viêm bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhưng cũng cần có chế độ kiêng khem thích hợp, tránh các thực phẩm nhiều đạm, khiến bệnh tiến triển nặng hơn. 

Ngoài ra, người bệnh gút có thể giảm đau bằng các cách trong dân gian như lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cuộn ít muối ở giữa rồi nướng lên, đắp vào khớp bị đau hoặc có thể ngâm chân hằng ngày bằng nước muối ấm pha gừng, mỗi lần 15-30 phút để làm dịu cơn đau hoặc dùng túi chườm để chân tay được ấm hơn.

Khi trời lạnh những người bệnh gút nên duy trì chế độ luyện tập trong nhà, giữ ấm cơ thể. Khi ra đường, nên giữ ấm toàn thân, đi găng tay, tất chân, đội mũ, quàng khăn ấm, đảm bảo chân tay không bị lạnh.

Hồng Nhung.