Gút là bệnh mạn tính, cực kỳ nguy hiểm và cần được điều trị đầy đủ để hnạn chế tái phát. Nếu bạn đang thắc mắc: “Bệnh gút có nguy hiểm không? Cần phòng tránh như thế nào?” thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Gút là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng

Gút là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, khó lường. Các biến chứng thường gặp của bệnh gút gồm biến dạng khớp, suy thận, tim mạch,...

Biến dạng xương khớp

Sự tăng lắng đọng tinh thể urat hình kim trong các mô cạnh khớp, xương, sụn, gân, bao hoạt dịch,... sẽ khiến khớp dần bị hủy hoại, gây cứng và đau khớp. Trên lâm sàng, sự biến dạng khớp ban đầu thường được ghi nhận ở chi dưới như khớp cổ chân, bàn ngón chân hay đầu gối. 

Nếu bệnh không được kiểm soát, sự tổn thương khớp ở chi trên cũng có thể xảy ra bao gồm các biến dạng ở khớp vai, khuỷu và cổ tay hay khớp bàn ngón tay. Người bệnh bị biến dạng khớp sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, kể cả khi thực hiện một số động tác đơn giản như cầm đũa, bát, đánh răng,... Một số khác có thể gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, thậm chí là tàn phế. 

khop-bi-bien-dang-do-su-lang-dong-tinh-the-urat-o-cac-mo-xuong-sun-gan.webp

Khớp bị biến dạng do sự lắng đọng tinh thể urat ở các mô, xương, sụn, gân

Nhiễm trùng hạt tophi

Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do các hạt tophi ở vị trí dễ bị ma sát, tỳ đè như bàn chân, bàn tay, khuỷu tay,... Hạt tophi bị vỡ ra, chảy dịch mủ, trở thành con đường xâm nhập lý tưởng của vi khuẩn vào ổ khớp.

Người bệnh bị nhiễm trùng hạt tophi có thể gặp một số biểu hiện sau:

  • Hạt tophi vỡ, dò dịch màu vàng/trắng đục, không mùi hoặc có mùi hôi.
  • Sưng, nóng, đỏ và đau các khớp lân cận.
  • Người bệnh sốt, rét run, môi khô, lưỡi bẩn.

Bệnh gút và sỏi urat

Tinh thể urat không chỉ lắng đọng ở các khớp mà lâu ngày, chúng sẽ tích tụ lại ở một số tổ chức của thận như kẽ thận, niệu quản, bể thận,... và gây sỏi thận. Sỏi thận do urat thường có hình dạng xù xì, kích thước thay đổi nhiều, gồm có sỏi ở các vị trí như niệu quản, đài bể thận, bàng quang, niệu đạo,...

Sỏi thận gây tắc nghẽn, ứ nước và mủ ở thận. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra tình trạng nhiễm trùng trong đường tiết niệu, đi tiểu ra máu do sự chà sát của sỏi. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với những cơn đau quặn thận do sỏi di chuyển.

tinh-the-acid-uric-lang-dong-tai-ke-than-nieu-quan-be-than-tao-soi-urat.webp

Tinh thể acid uric lắng đọng tại kẽ thận, niệu quản, bể thận,… tạo sỏi urat

Bệnh thận mạn tính

Sự lắng đọng tinh thể urat gây tổn thương, viêm nhiễm các tế bào trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh thận mạn tính. Đây là một biến chứng thường gặp, nguy hiểm ở những người bị gút mạn.

Nồng độ acid uric cao trong bệnh gút sẽ thúc đẩy thận tăng cường hoạt động để đào thải chúng, điều này làm chức năng thận ngày càng suy yếu. Người bệnh bị suy thận nặng đòi hỏi cần được chạy thận nhân tạo, lọc máu thường xuyên. 

Biến chứng tim mạch

Các bệnh lý tim mạch và bệnh gút tác động qua lại lẫn nhau, có thể dẫn tới vòng xoắn bệnh lý nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Trong bệnh gút, các tinh thể urat có thể lắng đọng ở lớp dưới nội mạc tim, mạch máu gây tình trạng viêm cơ tim, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp hay tai biến mạch máu não.

Bên cạnh đó, hầu hết bệnh tim mạch đều khiến chức năng thận suy giảm dẫn đến sự giảm đào thải acid uric trong máu và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gút. 

benh-gut-khong-kiem-soat-tot-co-the-dan-den-nhung-bien-chung-tim-mach.webp

Bệnh gút không kiểm soát tốt có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch

Biến chứng do thuốc trị gút

Một số biến chứng do các thuốc điều trị bệnh gút có thể kể đến như:

  • Biến chứng do thuốc giảm đau, chống viêm: Suy gan, suy thận, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
  • Biến chứng do dùng thuốc colchicin: Tiêu chảy cấp, viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, giảm số lượng tinh trùng,…
  • Biến chứng do dị ứng thuốc: Co giật, khó thở, hội chứng Lyell, hội chứng Stevens - Johnson,…
  • Biến chứng do sử dụng thuốc corticoid: Loãng xương, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận, đái tháo đường,...

Người bị bệnh gút sống được bao lâu?

Trên thực tế, các trường hợp tử vong do bệnh gút ít được ghi nhận trong lâm sàng. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, chính điều này sẽ khiến tuổi thọ của người bệnh bị suy giảm đáng kể. Theo một số nhà nghiên cứu, nếu người bệnh không điều trị sớm, khiến bệnh gút chuyển sang giai đoạn biến chứng nặng thì tuổi thọ của họ chỉ có thể kéo dài khoảng 10-20 năm.

>>> XEM THÊM: Bật mí 5 cách giúp làm giảm cơn đau gút cấp tại nhà

Cách điều trị bệnh gút hiệu quả

Người bệnh gút cần điều trị sớm để kiểm soát tốt và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Các phương pháp điều trị bệnh gút bao gồm: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cũng góp phần ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh gút. Người bệnh gút nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp như sau:

  • Tránh sử dụng thực phẩm giàu nhân purin như nội tạng động vật, cá, tôm, cua, thịt đỏ.
  • Bổ sung rau xanh chứa hàm lượng purin thấp như rau cần, súp lơ, cải bẹ xanh, các loại cà,…
  • Ưu tiên các món ăn hấp, luộc; hạn chế các món ăn chiên, rán nhiều mỡ, dầu. 
  • Hạn chế uống rượu, bia do gây tăng acid uric máu.
  • Tập luyện thể thao hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe, giúp các khớp xương dẻo dai hơn.
  • Uống đủ nước để tăng đào thải acid uric qua thận.

nguoi-bi-gut-nen-han-che-su-dung-thit-bo-thit-cuu-thit-trau.webp

Người bị gút nên hạn chế sử dụng thịt bò, thịt cừu, thịt trâu

>>> XEM THÊM: Bị bệnh gút có chữa dứt điểm được không?

Điều trị nội khoa

Người bệnh cần sử dụng một số thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ, như:

  • Thuốc chống viêm: Colchicin, thuốc chống viêm không steroid (piroxicam, meloxicam, voltaren,...), corticoid.
  • Thuốc ức chế sản xuất acid uric: Allopurinol, febuxostat,…
  • Thuốc tăng thải trừ acid uric qua thận: Điển hình là probenecid.
  • Thuốc giúp kiềm hóa máu và nước tiểu: Foncitril, dung dịch natri bicarbonat,... nhằm tăng phân hủy và đào thải acid uric.

Điều trị ngoại khoa

Một số trường hợp sau có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật như:

  • Bị gút kèm theo biến chứng loét.
  • Bội nhiễm hạt tophi.
  • Hạt tophi kích thước lớn, gây ảnh hưởng tới vận động, thẩm mỹ.

Cách phòng tránh biến chứng của bệnh gút

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Thay đổi và duy trì chế độ ăn uống phù hợp: Hạn chế thực phẩm làm tăng acid uric máu như thịt đỏ, nấm, rượu bia,... Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng cường đào thải acid uric như rau xanh, trái cây,...
  • Sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo bệnh tình được kiểm soát tốt.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện nguy cơ gặp một số biến chứng nghiêm trọng.

Cải thiện bệnh gút nhờ sản phẩm từ thảo dược

Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh đã nêu, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để trị gút ngày càng được nhiều người lựa chọn. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong với các thành phần thảo dược như nhàu, thổ phục linh, trạch tả, hạ khô thảo,... đem lại tác dụng hỗ trợ trị bệnh gút rất tốt được nhiều người áp dụng hiện nay. Một số tác dụng chính của Hoàng Thống Phong có thể kể đến như hỗ trợ tăng cường chức năng chuyển hóa của thận, gan, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric, cải thiện các triệu chứng sưng đau khớp do gút.

Sản phẩm Hoàng Thống Phong đã giúp rất nhiều người cải thiện bệnh gút, một trong số đó là trường hợp của bác Phạm Bá Tuất 70 tuổi đến từ Phú Thọ đã phải chống chọi với những cơn đau gút cấp trong hơn 5 năm. Bác chia sẻ, chỉ sau 3 tháng sử dụng thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong, bệnh tình gần như khỏi hẳn, các cơn đau giảm đi đáng kể, mọi sinh hoạt của bác đã trở lại bình thường. 

chia-se-cua-bac-tuat-sau-khi-su-dung-san-pham-hoang-thong-phong.webp

Chia sẻ của bác Tuất sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong
Bên cạnh đó, sản phẩm Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao của nhiều bác sĩ, dược sĩ đầu ngành. BS, TS Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ: "Sản phẩm Hoàng Thống Phong giúp giảm đau, sưng, đỏ khớp cũng như hỗ trợ giảm nồng độ axit uric máu. Người bệnh cần kiên trì sử dụng từ 3 - 6 tháng để thấy rõ hiệu quả". Mời các bạn xem chi tiết tư vấn của chuyên gia qua video sau:

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề "Bệnh gút có nguy hiểm không?". Đây là bệnh lý nguy hiểm do có khả năng dẫn tới nhiều biến chứng khó lường như biến dạng khớp, bệnh thận mạn, sỏi thận, tim mạch,… Vì thế, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa thảo dược trạch tả để nâng cao hiệu quả cải thiện và phòng ngừa bệnh gút tái phát. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh gút, xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0902207582 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout

https://www.healthline.com/health/gout-complications

https://www.webmd.com/arthritis/gout-severe