Bệnh nhân gút cần tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ khi sử dụng các thuốc tây y, tránh tự ý dùng hoặc nghỉ thuốc. Điều này có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm.

Dùng thuốc và những khó khăn

Hiện nay, nhiều loại thuốc đã được áp dụng trong điều trị bệnh gút, phổ biến nhất là thuốc colchicin có tác dụng giảm đau chống viêm. Bên cạnh đó, bệnh nhân gút còn có thể điều trị bằng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc corticoid hay thuốc làm giảm acid uric trong máu như allopurinol, probenecid. Tuy nhiên, tác dụng phụ của những thuốc này là khó khăn lớn trong quá trình điều trị. Colchicin thường gây buồn nôn, nôn, đau bụng và ỉa chảy, đặc biệt là phá hủy tủy xương, gây thiếu máu nặng và giảm bạch cầu nghiêm trọng, do đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tương tự, các thuốc NSAIDs cũng cần thận trọng với người loét dạ dày, suy gan, suy thận…; các thuốc corticoid cũng gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan, thận, xốp xương hoặc trụy tim mạch; các thuốc làm giảm acid uric trong máu cũng gây độc với thận, dị ứng… Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng với nhiều thuốc như colchicin, allopurinol, … đặc biệt, xảy ra sốc phản vệ, có thể dẫn tới tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, còn một khó khăn nữa là sự thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gút thường chỉ dùng thuốc trong đợt đau cấp rồi bỏ, do đó, bệnh vẫn tiến triển và ngày càng nặng dần.

 Bệnh gút cần phải kiên trì trong điều trị

Ảnh minh họa.

Điều trị và phòng tái phát gút

Trước khó khăn trong điều trị gút, bệnh nhân cần phải xác định tư tưởng điều trị lâu dài, tránh bỏ thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm; ngăn ngừa biến chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bệnh nhân gút cần có chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu). Cần hạn chế uống rượu bia, kể cả rượu vang…

Bên cạnh các phương pháp trên, nhiều bệnh nhân đang có xu hướng sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút. Hiện nay, sản phẩm có uy tín và được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc là Hoàng Thống Phong. Nghiên cứu tại BV Trung ương Quân đội 108 trên 27 bệnh nhân sử dụng colchicin phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày, sau đó chỉ dùng Hoàng Thống Phong đơn độc trong 6 tháng, kết quả cho thấy: Sau 6 tháng điều trị có 88,9% bệnh nhân có acid uric ở giới hạn bình thường, không có cơn gút cấp tái phát trong vòng 6 tháng  nghiên cứu và không thấy có tác dụng phụ.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng

Anh Vũ Văn Trình, ở Đống Đa, Hà Nội cho biết, anh bị gút từ năm 2007, với các cơn đau thường xuyên hành hạ gần như hàng đêm. Thuốc tây thì anh được biết nhiều trường hợp gặp tác dụng phụ nên không dám uống. Tình cờ anh biết và sử dụng Hoàng Thống Phong. Sau 2 tháng uống với liều 9 viên/ ngày, các cơn đau của anh lui dần rồi không thấy tái phát nữa. “Mấy tháng nay tôi không bị cơn đau gút nào tái phát nhưng vẫn dùng liều dự phòng 4 viên/ngày” – anh Trình chia sẻ.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa gút, bệnh nhân nên uống các sản phẩm thảo dược như Hoàng Thống Phong, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

 

Nguyễn Dũng