Không chỉ ảnh hưởng đến các khớp xương, bệnh gút còn có thể gây tác động đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh gút là do mất cân bằng giữa quá trình sản sinh và loại bỏ axit uric. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, các tinh thể axit uric sẽ được tạo thành ở khớp, gây viêm khớp cấp tính và về lâu dài, sẽ dẫn đến tổn thương mạn tính. Trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu đầu tiên là viêm cấp tính ở một khớp (thường là khớp ngón chân cái), gây đau đớn dữ dội. Sau vài ngày, khi cơn đau gút cấp tính này đi qua, khớp lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, cơn gút cấp sẽ tái phát nhiều lần và trở thành mạn tính.

biến chứng của bệnh gút

Bệnh gút có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sự kết tinh axit uric làm giảm chức năng đệm đỡ của khớp và gây biến dạng khớp. Kết tinh axit uric trong mô dưới da gọi là tophy da (u cục), mà dạng đặc biệt là ở vành tai. Tuy nhiên, biến chứng gây hậu quả nặng nề nhất của gút thường xảy ra ở thận. Đánh giá chức năng thận trên bệnh nhân gút quyết định đến tiên lượng bệnh. Axituric có thể lắng đọng tại các tổ chức thận gây ra sỏi thận, viêm thận…. cuối cùng là suy thận. Biến chứng cũng có thể xảy ra ở tim mạch, thần kinh, phổi…mặc dù thường hiếm gặp.

Để điều trị bệnh gút, cần kết hợp sử dụng thuốc với một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Có ba nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị gút cấp tính là:Colchicin, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, Corticoid. Về lâu dài, bệnh nhân có thể dùng các thuốc làm tăng đào thải axituric qua đường niệu như Probenecid hay các thuốc làm giảm tổng hợp axituric như Allopurinol.

Tuy nhiên, các thuốc tây y điều trị gút được biết đến với nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, đường tiêu hóa… Chính vì vậy, một xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn đó là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, cho hiệu quả bền vững, và không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, mà Hoàng Thống Phong dẫn đầu trong số đó. Gần đây, nghiên cứu về Hoàng Thống Phong tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 cho hiệu quả rất khả quan: không có bệnh nhân nào bị tái phát cơn gút trong 6 tháng và không thấy tác dụng phụ khi sử dụng Hoàng Thống Phong lâu dài.

Ông Lê Văn Bính (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) mắc gút đã 22 năm. Ông uống nhiều loại thuốc mà bệnh không đỡ. Uống thuốc tây thì chỉ đỡ đau tạm thời nhưng lại bị ảnh hưởng đến thận (đi tiểu khó), người mệt mỏi, tăng huyết áp. Niềm vui đã đến khi ông biết tới Hoàng Thống Phong và mua về sử dụng: “Thật ngoài sức tưởng tượng, sau khi uống Hoàng Thống Phong khoảng 3 tuần, kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem, tôi đi xét nghiệm nồng độ axit uric thì thấy giảm từ 622 micromol/lít xuống còn 315 micromol/lít. Sau 5 tháng uống sản phẩm này, tôi đã hết đau hoàn toàn. 9 tháng nay tôi không thấy cơn đau nào xuất hiện, tôi không phải dùng thuốc tây nhiều nữa” - ông Bính cho biết.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Hoàng Thống Phong, bệnh nhân gút cần tránh những thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật (tim, gan, bầu dục, lòng...) hay hải sản, đậu, măng tây… Tránh uống rượu, bia bởi chúng có thể làm giảm bài tiết axituric qua thận.

Mai Phương