Trước kia, bệnh gút thường được gắn liền với những người có cuộc sống khá giả, có điều kiện ăn uống các thức ăn giàu chất đạm nên người ta mới gọi gút là bệnh của nhà giàu.. Nhưng ngày nay, khi xã hội phát triển, đời sống được nâng cao thì bệnh gút đã trở nên phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoat hợp lý.

 

Theo y học, gút là bệnh viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng tinh thể urat- sản phẩm của chuyển hóa chất đạm ở phần sụn khớp, gân, mô xung quanh với biểu hiện là tăng axit uric máu trong thời gian dài và tăng dịch khớp. Triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh là những đợt viêm đau cấp tính, thường xuất hiện đột ngột, dữ dội nhất là vào ban đêm. Biểu hiện dễ nhận thấy là viêm sưng các khớp xương, thường xuất hiện ở ngón chân, ngón tay… kèm theo những dấu hiệu như mệt mỏi, sốt cao...

 hoàng thống phong - benhgut.com.vn (ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Mặc dù sau khoảng 1 đến 2 tuần, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhưng nếu không có chế độ dự phòng và điều trị thích hợp, những đợt viêm cấp sẽ tái diễn thường xuyên và kéo dài hơn gây nhiều biến chứng nặng nề, có thể gây hủy hoại khớp và đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Ngoài ra, không ít trường hợp chẩn đoán nhầm với các bệnh khớp khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp… khiến việc sử dụng thuốc chống không đúng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh – Trưởng khoa Nội cán bộ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Phương pháp điều trị hiện nay vẫn là dùng thuốc giảm đau, chống viêm và hạ axit uric máu. Thuốc giảm đau chống viêm đặc hiệu là Colchicin, song, thuốc này có tác dụng phụ là gây rối loạn tiêu hóa và không dùng được cho những bệnh nhân bị suy gan, suy thận. Người ta có thể kết hợp với các thuốc giảm đau không steroid khác như: Voltarel, Mobic….Có nhiều thuốc làm giảm axit uric, song, thuốc được dùng nhiều và ít tác dụng phụ là Allopurinol. Thuốc này có thể gây nên dị ứng, nổi mẩn ngứa, nên cần lưu ý khi dùng. Điều trị phẫu thuật bằng cách cắt hạt tophi, thậm chí là tháo khớp bàn ngón chân, nhưng chỉ sử dụng khi các hạt tophi lớn, bị vỡ hoặc rò rỉ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Bác Vũ Thị Nga trú tại tổ 11, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội vẫn còn nhớ như in những cơn đau đã từng hành hạ bản thân: “Cơn đau lan từ tay bên này sang tay bên kia, mắt cá chân sưng và tấy đỏ, thường đau nhức nhối về đêm, khi nằm tôi luôn phải gác chân lên gối, đi lại gặp nhiều khó khăn. Đi khám và xét nghiệm tôi bị bệnh gút rất nặng với chỉ số acid uric máu lên tới 620 µmol/l ”- bác Nga tâm sự.

Cho đến giữa năm 2008, bác Nga bắt đầu dùng Hoàng Thống Phong với liều 9 viên/ngày. Mới uống hết 1 hộp bác đã thấy trong người nhẹ đi rất nhiều. Bác duy trì uống Hoàng Thống Phong đều đặn, sau 3 tháng, cơn đau không còn xuất hiện nữa, những khớp chân, tay bị sưng  đỏ cũng dần biến mất, bác Nga ngủ tốt hơn và đi lại dễ dàng. Sau 6 tháng dùng Hoàng Thống Phong, bác thấy gần như không còn dấu hiệu của bệnh gút nữa. Từ ngày đó, bác chuyển sang uống liều 6 viên/ngày. Bác nói vui: “Thôi thì cứ duy trì uống Hoàng Thống Phong vậy! Tôi thấy Hoàng Thống Phong rất tốt mà lại không có tác dụng phụ gì, không còn đau đớn, người khỏe ra nên tôi cũng không đi khám lại”- Bác Nga rạng rỡ với nụ cười hạnh phúc.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Hoàng Linh (Nguồn: benhgut.com.vn)