Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá, đặc trưng bởi viêm các khớp nhỏ và vừa gây sưng đau, nóng đỏ, nổi hạt tophi. Việc ăn quá nhiều chất đạm là một trong những yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, không ít người ăn uống khá thanh đạm nhưng vẫn bị gút.
Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Có những trường hợp bệnh nhân không sử dụng thức ăn chứa purin nhưng axit uric trong máu vẫn cao. Điều này xảy ra do sự phân huỷ các nucleoprotein cơ thể, đây là một loại axit uric nội sinh. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp do thận yếu nên lượng axit uric được bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu thấp, dẫn đến nồng độ axit uric tích tụ trong cơ thể ngày một tăng cao. Đó là nguyên nhân khiến nhiều người vẫn bị mắc gút mặc dù chế độ ăn uống không quá nhiều đạm. Mặt khác, một số nhà nghiên cứu cũng nhận thấy có yếu tố di truyền trong bệnh gút.
Về điều trị, trước tiên bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hạn chế đạm, tránh các thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật, thịt chó, bò, bê, dê, hải sản, đậu hạt các loại; tránh các thức uống có cồn như rượu, bia, nên uống các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, thuốc điều trị gút cơ bản vẫn là colchicin hoặc các thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, celecoxib... dùng trong các đợt cấp của bệnh. Các thuốc hạ axit uric máu như allopurinol, probenecid,... được chỉ định trong mọi trường hợp gút. Tuy nhiên, các thuốc điều trị gút thường gây nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng, suy gan, thận, loét dạ dày... nên bệnh nhân cần sự hướng dẫn của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn những sản phẩm nguồn gốc thảo dược, không gây tác dụng phụ, điển hình trong số đó là Hoàng Thống Phong. Năm 2008, Hoàng Thống Phong xuất hiện và là một trong những sản phẩm dạng viên nang đi đầu trong điều trị gút bằng thảo dược, có thể dùng lâu dài. Nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên 27 bệnh nhân sử dụng colchicin phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày, sau đó chỉ dùng Hoàng Thống Phong đơn độc trong 6 tháng, kết quả cho thấy: 88,9% bệnh nhân có axit uric ở giới hạn bình thường, không có cơn gút cấp tái phát trong vòng 6 tháng nghiên cứu và không thấy có tác dụng phụ.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Dù ăn uống rất thanh đạm nhưng anh Vũ Văn Trình ở Đống Đa, Hà Nội vẫn bị mắc gút, các cơn đau thường xuyên hành hạ gần như hàng đêm. Tình cờ anh biết và sử dụng Hoàng Thống Phong. Sau 2 tháng uống với liều 9 viên/ ngày, các cơn đau của anh lui dần rồi không thấy tái phát nữa. “Mấy tháng nay tôi không bị cơn đau gút nào tái phát nhưng vẫn dùng liều dự phòng 4 viên/ngày” – anh Trình chia sẻ.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Bệnh gút không chỉ xảy ra với những người ăn nhiều đạm mà một số người có cơ địa rối loạn chuyển hóa axit uric, thận yếu, di truyền cũng dễ mắc bệnh này. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút, bên cạnh uống Hoàng Thống Phong thường xuyên, người bệnh cần đi khám định kỳ để theo dõi và kiểm soát nồng độ axit uric ở ngưỡng cho phép.
Hà Thanh