Thưa bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, bị bệnh gút 2 năm rồi, lâu lâu mới xuất hiện một cơn đau cấp và khoảng 5-7 ngày là hết. Tuy nhiên, sao dạo gần đây tôi lại bị đau trở lại, cứ đau nhói, sưng to cả mu bàn chân, rất khó đi lại và cứ dai dẳng mãi không hết dù tôi có dùng thuốc giảm đau. Chế độ ăn uống và sinh hoạt tôi rất chú ý thực hiện, vậy có phải do trời lạnh nên bị như vậy không? Có cách nào giảm bớt đau nhức hiệu quả không? Mong bác sĩ phản hồi sớm. Cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:

Chào bạn,

Thời tiết chuyển lạnh khiến các bệnh lý về xương khớp dễ tái phát và tình trạng đau nhức cơ thể cũng bắt đầu trở nặng hơn, bệnh gút cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Mời bạn tìm hiểu nguyên nhân cụ thể sau đây.

Nguyên nhân khiến bệnh gút dễ “phát tác” khi trời trở lạnh

Khi cơ thể bạn tiếp ứng với mức nhiệt độ khác nhau, mức acid uric cũng sẽ thay đổi. Vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Sự thay đổi nội môi này làm tăng khả năng kết tủa các tinh thể muối urat tại khớp. Khi lắng đọng tại khớp, các tinh thể muối này có hình kim sắc nhọn, chúng dễ dàng làm tổn thương các phần cơ, sụn xung quanh khớp, từ đó dẫn đến viêm khớp và gây nên cơn đau gút.
Không khí chuyển lạnh sẽ thâm nhập vào cơ thể qua đường da tại các lỗ chân lông, làm mạch máu tại các vùng da đó bị co lại, khiến máu lưu thông đến các khớp xương bị hạn chế, dẫn đến lượng máu nuôi dưỡng khớp bị thiếu hụt. Khi đó, các màng hoạt dịch và sụn khớp không chỉ thiếu sự nuôi dưỡng, mà còn bị tổn hại bởi các muối urat tại khớp, từ đó càng làm cho cơn đau thêm trầm trọng.
Không những thế, vào mùa lạnh, mọi người thường uống ít nước hơn so với bình thường. Nhưng nước có vai trò giúp bôi trơn khớp, làm dịu các triệu chứng đau nhức. Do đó, khi thiếu nước, dịch khớp trở nên khô hơn, điều này làm cho tình trạng viêm đau càng trở nên tồi tệ. Mặt khác, khi lượng nước đưa vào cơ thể giảm cũng sẽ hạn chế khả năng đào thải acid uric qua thận theo đường nước tiểu. Đây cũng là điều kiện lý tưởng giúp chúng lắng đọng nhiều hơn tại khớp.
Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh gút sau 40 tuổi càng phải chú ý, vì khi đó, các chức năng vận động của cơ thể đã bị suy yếu hơn so với người trẻ. Sự lưu thông máu cũng bị giảm sút, không thể nuôi dưỡng sụn khớp và hồi phục tổn thương nhanh chóng được, các khớp càng bị xơ cứng, làm cho mức độ cơn đau tăng lên gấp bội phần.

Gió lạnh, mưa phùn, thời tiết thay đổi chính là điều kiện thuận lợi cho các cơn đau gút tái phát với mức độ nặng nề. Do đó, những người có chỉ số acid uric cao nhưng chưa từng xuất hiện cơn đau gút cũng cần phải dè chừng trong thời gian này.

Sử dụng thảo dược – Phương pháp “đối phó” với bệnh gút khi trời lạnh

Gút là một bệnh lý viêm khớp và những người bị viêm khớp lại rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Để tránh bị gút tấn công, điều quan trọng là phải duy trì nhiệt độ thường xuyên trong cơ thể (cho dù có sự thay đổi về nhiệt độ và áp lực của môi trường).
Nếu bạn đã có chế ăn uống hợp lý, biết cách kiêng khem thịt đạm giàu purin, hạn chế rượu, bia, biết tăng cường ăn nhiều rau củ quả, thì bạn chỉ cần kết hợp thêm các biện pháp sau, cơn đau gút sẽ không “dám” đến gần bạn.
- Khi trời trở lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể mình, đặc biệt là chân và tay. Cần mặc đủ ấm, quàng khăn ấm, đi gang tay, chân đi tất mỗi khi ra ngoài. Không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn.
- Hãy uống nước từ 2-3 lít/ngày, nên chú ý dùng đủ ngay cả khi bạn không khát.
- Khi có dấu hiệu cơn đau gút cấp, bạn có thể ngâm chân với nước muối ấm hoặc nước ấm để giúp khớp thư giãn và giảm cơn đau.
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo kê đơn của bác sĩ, nhưng cần tránh lạm dụng vì khiến cơn đau không giảm đi mà còn gây tác dụng phụ.
Song song với các biện pháp ở trên, bạn còn có thể bổ sung những sản phẩm nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa, giảm triệu chứng cơn đau gút, lại hạn chế được tác dụng phụ do sử dụng thuốc tây y.
Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này và được các bác sĩ khuyên dùng đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong. Với thành phần chính là trạch tả - giúp tăng cường chuyển hóa và đào thải lượng acid uric ra ngoài cơ thể, sản phẩm còn kết hợp thêm 6 thành phần thảo dược quý khác là: Hoàng bá, nhọ nồi, nhàu, hạ khô thảo, ba kích, thổ phục linh, càng giúp phòng ngừa bệnh gút triệt để hơn, thông qua tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tăng cường lưu thông khí huyết và chức năng gan thận. Từ đó, Hoàng Thống Phong giúp giảm đau, chống sưng viêm hiệu quả, phòng ngừa sự tái phát các cơn đau, nhất là khi thời tiết thay đổi.

Hy vọng, chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 0917196497. Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia cơ xương khớp