Chào bác sĩ, Cháu năm nay 35 tuổi, hiện tại đang làm công việc văn phòng ở TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Do tính chất công việc, cháu thường phải làm việc trên máy tính 8 - 10 giờ mỗi ngày. Cách đây một tuần, cháu có đi khám sức khỏe định kỳ của công ty thì được bác sĩ thông báo lượng acid uric trong máu dư thừa và cần cẩn trọng bệnh gút (Gout). Bác sĩ cũng dặn cháu nên hạn chế rượu bia, tránh ăn các đồ hải sản, thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê cũng như không nên ăn phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc… Nhưng cháu thắc mắc là cháu cao 1m75 nhưng chỉ nặng 50 kg và cũng ít khi la cà nhậu nhẹt, nhưng tại sao cháu lại có nguy cơ mắc bệnh gút vậy ạ? Cháu còn trẻ vậy nên điều trị bằng sản phẩm hay loại thuốc nào để không thành bệnh gút? Cháu xin cảm ơn!
Trả lời:

Chào bạn,

Gút là tình trạng viêm khớp, gây ra các cơn đau khủng khiếp cho người bệnh. Không chỉ có người béo phì, thừa cân, lười vận động mà ngay cả những người gầy như que củi vẫn có thể mắc căn bệnh gút.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh gút

Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Ở trường hợp của bạn nếu chỉ xét nghiệm thấy lượng acid uric trong máu cao mà không có triệu chứng sưng đau khớp, không có lắng đọng tophi ngoài da hoặc sỏi thận thì được chẩn đoán là bị tăng acid uric máu và không kết luận là bệnh gút.

Các nguyên nhân gây ra bệnh gút có thể chia làm hai loại gút nguyên phát và gút thứ phát.

Đa số các trường hợp bệnh nhân thường mắc gút nguyên phát. Các yếu tố phát bệnh cụ thể như sau:

+ Bệnh thường gặp 95% ở nam giới, trong độ tuổi từ 30 – 60 và phụ nữ sau mãn kinh.
+ Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.
+ Do sự di truyền chiếm khoảng 25-40%

Còn ở gút thứ phát chính là hậu quả của tình trạng tăng acid uric máu do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc do cả hai yếu tố này gây ra:

+ Các yếu tố nguy cơ của bệnh như tình trạng tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và đề kháng insulin, uống nhiều rượu.
+ Bệnh lý suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung; một số bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp, hoặc sử dụng thuốc như thuốc lợi tiểu nhóm Furosemid, Thiazid, Acetazolamid hoặc thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính, thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamid)…

Vì vậy, tuy thể trạng của bạn gầy nhưng có sự rối loạn trong chuyển hóa purin thì vẫn gây tăng acid uric máu và nếu không can thiệp phòng ngừa và điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến hình thành bệnh gút. 

Cần làm gì để phòng tránh và điều trị căn bệnh gút?

Với độ tuổi của bạn là còn khá trẻ do đó trước khi để các cơn đau gút cấp tấn công và bệnh tiến triển nặng, những người đang ở tình trạng bị tăng acid uric máu như trường hợp của bạn cần phải giảm nồng độ này về mức cho phép thông qua các phương pháp đơn giản dưới đây:

+ Giảm tiêu thụ đạm purin trong thực đơn mỗi ngày: hạn chế các loại hải sản (tôm, cua, các trích, sò, ốc…), nội tạng động vật hay các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, …

+ Hạn chế sử dụng bia, rượu, các đồ uống có gaz, thuốc lá mà thay vào đó bạn nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, nhất là nước khoáng.

+ Luyện tập thể dục thể thao để giúp lưu thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu qua đó hạn chế sự lắng đọng các tinh thể muối urat.

+ Tránh sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, các loại thuốc gây hại cho gan thận, khi sử dụng cần xin ý kiến bác sĩ.

+ Tránh các tác động gây khởi phát cơn đau gút như chấn thương, stress,…

+ Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút thông qua sản phẩm thảo dược: lựa chọn cho mình những sản phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng và được các chuyên gia bác sĩ tin dùng. Điển hình như sản phẩm Hoàng Thống Phong. Với sự kết hợp của trạch tả và các vị thuốc quý khác như: hoàng bá, nhọ nồi, hạ khô thảo, ba kích, nhàu, thổ phục linh giúp đào thải được nồng độ acid  uric dư thừa, tăng cường chức năng gan thận, ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp. Không những vậy sản phẩm còn hỗ trợ ổn định huyết áp mà không gây bất kì tổn thương gan thận hay cơ quan tạo máu. Đối với những người có nguy cơ acid uric máu cao, chức năng gan thận kém đều có thể sử dụng Hoàng Thống Phong để tăng cường sức khỏe. Bạn nên dùng với liều 3 viên * 3 lần/ngày, uống sau ăn 1 giờ và dùng liên tục từ 3- 6 tháng.

+ Tái khám định kỳ để theo dõi và điều chỉnh lượng acid uric trong máu cho phù hợp, tránh bệnh tiến triển nặng.

Với những lời khuyên ở trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng thực hiện và đạt được kết quả như mong muốn nhé. Khi có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh gút, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0917.196.497.

Chúc bạn sức khỏe

Chuyên gia cơ xương khớp.

Góc chuyên gia

Hoàng Thống Phong là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, được sản xuất theo bản quyền công nghệ của Fuma Natural (Mỹ) và đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên lâm sàng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108. Kết quả ghi nhận từ việc điều trị cho 27 người bệnh gút bằng colchicin, diclofenac phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày đầu và chỉ dùng Hoàng Thống Phong liên tục trong 6 tháng, kết quả cho thấy: nồng độ acid uric giảm dần trong suốt thời gian điều trị, sau 1 tháng đã giảm được 59,53 µmol/l; có 88,9% bệnh nhân có mức acid uric ở ngưỡng cho phép sau 6 tháng điều trị; 59,3% bệnh nhân hết viêm khớp trong 2 ngày đầu và không kèm theo bất kì tác dụng phụ nào. 

* Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Chính từ các đóng góp cho cộng đồng hơn 10 năm qua trên thị trường Việt Nam, sản phẩm Hoàng Thống Phong đã vinh dự liên tục nhận được các giải thưởng như: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, 2015; “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” 3 năm liền 2015- 2017; “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” 3 năm liền 2014 - 2016 do Hội khoa học công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam trao tặng.