Chào chuyên gia. Mẹ tôi năm nay 60 tuổi. Cách đây khoảng 3 tháng, mẹ tôi có bị đau khớp ngón chân cái. Đau dữ dội khoảng 2 – 3 ngày rồi giảm dần và khỏi sau 10 ngày. Có người nói mẹ tôi bị gút nhưng theo như tôi được biết thì bệnh gút chỉ gặp ở nam giới trung tuổi. Vậy xin hỏi chuyên gia, phụ nữ có bị bệnh gút không ạ? Trong trường hợp của mẹ tôi thì bà cần làm gì để biết có bị gút hay không và làm sao để cải thiện bệnh ạ? Vì nhà cách xa bệnh viện nên tôi cũng chưa đưa bà đi khám được ạ. Cảm ơn chuyên gia. – (Trần Thị Trang, Long An)
Trả lời:

Chào bạn!

Trước đây, người ta nghĩ rằng, gút là “bệnh của nhà giàu” hay “bệnh của quý ông” vì chỉ có nam giới thường xuyên uống bia, rượu mới dễ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, hiện nay thì khoa học hiện đại đã chứng minh, bệnh gút có thể gặp ở mọi độ tuổi. Với câu hỏi phụ nữ có bị bệnh gút không? thì tôi khẳng định với bạn là “CÓ”.

Bệnh gút ở phụ nữ là do đâu?

Gút là một bệnh về rối loạn chuyển hóa, trong đó các tinh thể axit uric - một chất thải trong máu - hình thành trong những mô, khớp. Ở một cơ thể khỏe mạnh, axit uric thường được thải ra khỏi thận qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong những trường hợp do thận yếu hoặc cơ thể sản sinh quá nhiều sẽ khiến axit uric không bị bài tiết mà tích tụ lại trong máu. Các tinh thể axit uric có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp sẽ gây đau đớn. Ở một số ít trường hợp, tinh thể có thể hình thành trong các cơ quan như thận và gây ra sỏi thận.

Bệnh gút hoàn toàn có thể gặp ở nữ giới nhưng chủ yếu là trong giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân bởi thời kỳ mãn kinh (trung bình từ 51 tuổi trở lên), cơ thể của người phụ nữ cắt giảm sản xuất hormone estrogen. Estrogen có thể giúp thận bài tiết axit uric, do đó sau khi mãn kinh, estrogen giảm dẫn đến nồng độ axit uric trong máu của người phụ nữ bắt đầu tăng lên. Sau vài năm, mức độ axit uric đạt đến điểm mà các tinh thể có thể hình thành gây ra bệnh gút. Khoảng 60 tuổi, số lượng những trường hợp bệnh gút ở phụ nữ và nam giới cân bằng nhau; sau 80 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc gút nhiều hơn nam giới.

Một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ cũng có thể mắc bệnh gút là do nữ giới có thói quen uống nhiều nước ngọt. Điều này dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gút ngày một gia tăng. Phụ nữ uống mỗi ngày một cốc nước cam ép sẽ làm tăng 70% nguy cơ mắc bệnh gút.

Chẩn đoán bệnh gút ở phụ nữ bằng cách nào?

Đại đa số nữ giới thường khá chủ quan với bệnh lý này nên gút không được phát hiện sớm, dẫn đến cách điều trị không đúng. Bệnh gút xuất hiện ở nữ giới âm thầm và ít dữ dội hơn nam giới, nhưng lại dễ bị nổi các cục tophi hơn. Vì vậy, nếu bỏ qua những triệu chứng ban đầu, để bệnh tiến triển mạnh sẽ khiến các khớp bị tổn thương nghiêm trọng và gặp khó khăn trong điều trị bệnh.

Hiện tại, để biết mẹ bạn có chắc chắn bị bệnh gút hay không thì nên đi khám. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để đo chỉ số axit uric xem mẹ bạn có bị tăng axit uric hay không. Nếu chỉ số axit uric cao trên 360 mmol/l thì có thể chẩn đoán mẹ bạn đã mắc bệnh gút.

Điều trị bệnh gút ở phụ nữ bằng cách nào?

Nếu chắc chắn bị gút, mẹ bạn cần thực hiện một số thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày để bệnh không tiến triển nặng hơn. Những thay đổi này bao gồm:

- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,…

- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có ga, nước ngọt đóng chai,…

- Sử dụng thuốc, đặc biệt các loại thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc hạ axit uric máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ axit uric máu.

- Luyện tập đều đặn cũng là cách giúp phòng ngừa bệnh gút tấn công và bảo vệ sức khỏe toàn trạng nói chung. Mẹ bạn có thể thực hiện các bài tập như: Thiền, yoga, đạp xe, tập dưỡng sinh,…

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, mẹ bạn cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên để giảm axit uric máu, cải thiện cơn đau gút. Hiện nay, sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau bệnh gút. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người mắc gút rất hữu hiệu.

Đã có rất nhiều người bị gút sử dụng sản phẩm và nhận thấy hiệu quả tích cực nên mẹ bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian từ 3 – 6 tháng mà không lo tác dụng phụ.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Chuyên gia Cơ Xương Khớp

Mọi thắc mắc về tình trạng tăng axit uric máu cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.