Chào chuyên gia. Bố tôi năm nay 62 tuổi. Cách đây 2 tháng, bố tôi xuất hiện cơn đau ở ngón chân cái, đau tới mức không đi lại được. Tôi đưa bố đi khám thì được chẩn đoán mắc bệnh gút với chỉ số axit uric 500 micromol/l. Xin hỏi, nồng độ axit uric 500 micromol/l như vậy có phải là cao không và có nguy hiểm không? Hiện tại, bố tôi nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? Xin cảm ơn chuyên gia. (Thu Hằng, Bắc Giang).
Trả lời:

Chào bạn!

Để biết chỉ số axit uric 500 micromol/l như của bố bạn có nguy hiểm không, trước tiên bạn cần hiểu nồng độ axit uric là gì, nguyên nhân hình thành do đâu.

Nồng độ axit uric là gì? Nguyên nhân hình thành do đâu?

Axit uric là chất thải tự nhiên từ quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm có chứa purin. Purin là hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu, bia,… Thông thường, cơ thể đào thải axit uric qua thận và nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin trong chế độ ăn uống, hoặc khi cơ thể không thể loại bỏ chúng, axit uric có thể tích tụ ở máu. Mức axit uric cao được gọi là tăng axit uric máu. Axit uric máu tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng của bệnh gút.

Hầu hết, chỉ số axit uric máu cao xảy ra khi thận không thể loại bỏ chúng một cách hiệu quả. Những yếu tố có thể khiến axit uric máu tăng như: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, uống thuốc lợi tiểu, uống quá nhiều rượu, bia. Ngoài ra, có một số yếu tố có thể khiến mức axit uric máu tăng cao, bao gồm:

- Di truyền học (xu hướng di truyền);

- Mắc bệnh suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém);

- Dùng thuốc ức chế miễn dịch;

- Thừa cân, béo phì;

- Mắc bệnh vẩy nến;

- Mắc bệnh suy thận (thận không có khả năng lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể);

- Hội chứng ly giải khối u (giải phóng nhanh chóng các tế bào vào máu do một số bệnh ung thư hoặc do hóa trị liệu cho các bệnh ung thư đó);

- Ngoài ra, bạn có thể được theo dõi nồng độ axit uric máu khi trải qua hóa trị hoặc xạ trị ung thư;…

Axit uric 500 micromol/l có nguy hiểm không?

Với thắc mắc nồng độ axit uric 500 micromol/l có nguy hiểm không? Trước tiên, bạn cần hiểu, lượng axit uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và trên 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì bạn đang bị tăng axit uric máu. Như vậy, có thể thấy, bố bạn đang bị tăng axit uric máu.

Bố bạn bị tăng axit uric máu kèm cơn đau ở khớp ngón chân thì có thể khẳng định ông đang bị bệnh gút. Nồng độ axit uric máu cao không chỉ là nguyên nhân hình thành cơn đau gút mà nó còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể. Các bệnh lý đó bao gồm:

- Bệnh tim mạch: Axit uric tăng cao là yếu tố có giá trị tiên lượng xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim, bệnh lý mạch vành. Các chuyên gia cho rằng, người có chỉ số axit uric máu trên 420 micromol/l đều có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn người bình thường.

- Tăng huyết áp: Người ta thấy rằng, có tới 60% người lớn tuổi bị tăng huyết áp có nồng độ axit uric máu cao. Con số này ở đối tượng thanh thiếu niên là gần 90%. Nếu hiện tại bố bạn chưa bị tăng huyết áp thì rất có thể sẽ mắc bệnh này trong tương lai gần.

- Mắc bệnh về mạch máu: Với các bệnh lý mạch máu, nồng độ axit uric tăng cao ảnh hưởng đến chức năng của lớp tế bào nội mạc mạch máu, kích thích giải phóng gốc tự do, hoạt hóa chất trung gian của quá trình viêm, gây tăng kết tụ tiểu cầu, tạo các vi huyết khối, những phản ứng viêm mạn tính và về lâu dài làm tổn thương thành mạch.

- Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc tăng axit uric có thể dẫn tới bệnh thận. Axit uric máu cao có ảnh hưởng đến chức năng thận thông qua việc gây tổn thương các mạch máu, làm mất cơ chế tự điều hòa của thận, đặc biệt ở người bị đái tháo đường.

- Các bệnh về rối loạn chuyển hóa: Nhiều bằng chứng cho thấy, axit uric có thể  đóng góp vào việc xuất hiện các rối loạn trong hội chứng chuyển hóa. Đây cũng chính là lý do axit uric máu cao thường được phát hiện ở người thừa cân, béo phì, người mắc bệnh tiểu đường,…

Như vậy, có thể thấy, tăng axit uric máu không chỉ gây ra bệnh gút mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý trong cơ thể. Do đó, bố bạn cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để kiểm soát nồng độ axit máu và bệnh gút tốt hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Làm sao để giảm axit uric máu?

Để giảm axit uric máu, đưa chỉ số ngày về ngưỡng an toàn, bố bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh gút tấn công. Cụ thể như:

- Ăn rau xanh hoa quả, uống đủ nước để tăng cường đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,...

- Hạn chế sử dụng rượu, bia bởi chúng có thể khiến axit uric máu tăng cao.

- Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh vảy nến, cao huyết áp,…

- Luyện tập thường xuyên các bài tập như đi bộ, tập yoga, thiền định có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh gút tấn công. Tuy nhiên, bố bạn chỉ nên tập khi cơ thể khỏe mạnh, không tập khi gút tấn công.

Song song với đó, bố bạn nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm axit uric máu, giảm sưng đau khi bệnh gút tấn công và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng các thảo dược giúp giảm đau, chống viêm khác như nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích… Với sự kết hợp này, Hoàng Thống Phong giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Để có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút tốt nhất, bố bạn nên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong với liệu trình từ 3 - 6 tháng.

Chúc bố bạn sức khỏe!

Chuyên gia Cơ xương khớp