Chào chuyên gia. Tôi năm nay 60 tuổi, mắc bệnh gút gần 15 năm rồi. Khoảng 5 năm trước, chân, tay tôi bắt đầu nổi hạt tophi. Ban đầu hạt tophi rất nhỏ, tôi chủ quan không để ý. Càng về sau hạt tophi ngày càng to, cơn đau gút của tôi cũng tái phát nhiều hơn, đau lâu hơn. Thời gian gần đây, tôi thấy các khớp rất đau, hạt tophi có hiện tượng loét ra. Xin hỏi có phải tôi bị nhiễm trùng hạt tophi không? Nhiễm trùng hạt tophi có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào ạ? – (Văn Hưng – Gia Lâm, Hà Nội).
Trả lời:

Chào bạn!

Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi nhiễm trùng hạt tophi có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào thì bạn cần phải hiểu hạt tophi là gì cũng như những ảnh hưởng mà tình trạng này có thể mang lại.

Hạt tophi là gì?

Tophi là các u cục xuất hiện tại các khớp xảy ra khi các tinh thể urate tích tụ xung quanh khớp. Tophi thường trông giống như u cục bị sưng và tăng trưởng trên bề mặt khớp, dưới da.

Tophi là một triệu chứng điển hình của bệnh gút ở giai đoạn mạn tính. Bệnh gút có thể gây ra những cơn đau dữ dội tại các khớp. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh gút có thể chuyển biến thành mạn tính và làm tăng nguy cơ phát triển tophi và tổn thương khớp.

Tại sao tophi hình thành?

Tỷ lệ hình thành hạt tophi thường tương quan với mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng axit uric máu. Bệnh gút xảy ra khi cơ thể không có khả năng loại bỏ axit uric khiến chúng tích tụ trong máu. Khi axit uric dư thừa, tinh thể urate có thể sẽ được hình thành.

Nồng độ urate huyết thanh được xem là yếu tố chính liên quan đến sự hình thành của hạt tophi. Ngoài ra, nó còn liên quan tới nhiều yếu tố khác, bao gồm: Tuổi khởi phát gút, thời gian mắc bệnh gút không được điều trị, người có trung bình nhiều hơn 4 cơn đau gút mỗi năm,...

Sự phát triển sớm của hạt tophi (ở những người đã bị bệnh gút dưới 10 năm) xảy ra ở khoảng 15% người bệnh. Độ thanh thải creatinin là một yếu tố độc lập có liên quan đến sự hình thành hạt tophi.

Hạt tophi có thể lắng đọng trong sụn, màng hoạt dịch, gân và mô mềm. Hạt tophi có thể được tìm thấy bất cứ nơi nào trên cơ thể, phổ biến nhất ở các ngón tay, cổ tay, đầu gối, vành tai,…

Nhiễm trùng hạt tophi nguy hiểm như thế nào?

Hiện tại, bạn thấy hạt tophi bị loét thì rất có thể nó đã bị nhiễm trùng. Đây là tình trạng nghiêm trọng và bạn cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bạn nên biết, hạt tophi thường không tự gây đau. Nhưng sưng có thể trở nên đau đớn, đặc biệt là nếu tophi bị viêm. Khi không được điều trị, tophi có thể phá vỡ mô khớp, khiến việc sử dụng các khớp đó trở nên khó khăn và đau đớn hơn. Điều này có thể làm cho khớp của bị phá hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động hàng ngày, thậm chí bạn sẽ có thể bị liệt.

Khi bị nhiễm trùng hạt tophi nặng, có thể gây lở loét và hoại tử rất khó để chữa lành. Nhiễm trùng máu là tình trạng có thể xảy ra, gây biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Mặt khác, axit uric trong hạt tophi bị nhiễm trùng cũng có khả năng sẽ được hòa tan trở lại, đi vào máu và tiếp tục gây ra cơn gút cấp, khiến bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn nặng, bên cạnh những tổn thương tại khớp, bệnh gút còn có thể gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe như tăng huyết áp, suy thận, sỏi thận,…

Điều trị nhiễm trùng tophi bằng cách nào?

Điều cần thiết nhất với bạn bây giờ là cần tới các cơ sở y tế để khám. Bác sĩ sẽ khám, làm xét nghiệm và dựa trên những triệu chứng lâm sàng để quyết định phương pháp điều trị dành cho bạn. Thông thường, thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc chống nhiễm khuẩn có thể giúp điều trị nhiễm trùng hạt tophi.

Ngoài ra, nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật để xử lý vùng vết thương bị hoại tử, tránh biến chứng nghiêm trọng. Khi đã được bác sĩ xử lý tình trạng nhiễm trùng, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng có ý nghĩa quan trọng giúp phòng ngừa tophi tái phát tại các vị trí khác. Một số thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt có thể sẽ giúp ích cho bạn. Cụ thể:

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, các thực phẩm giàu purin như: Thịt, nội tạng động vật,…

- Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc điều trị bệnh gút, thuốc hạ axit uric máu.

- Cẩn trọng khi dùng thuốc lợi tiểu.

- Bổ sung thêm quả anh đào hoặc các loại quả giàu vitamin C vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày vì nó tốt cho tình trạng bệnh gút và giúp kiểm soát axit uric máu.

- Tập luyện nhẹ nhàng trong thời gian cơn đau không tái phát cũng là cách giúp lưu thông khí huyết, phòng ngừa và cải thiện đau gút hiệu quả.

Song song với các phương pháp điều trị y khoa và thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để tình trạng nhiễm trùng nhanh chóng được phục hồi và dự phòng tái phát cơn đau gút cũng như kiểm soát sự tiến triển của hạt tophi. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ trạch tả, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo giúp giảm nồng độ axit uric máu, đẩy lùi cơn đau bệnh gút, phòng ngừa và hạn chế sự hình thành của hạt tophi hiệu quả.

Ngoài ra, sản phẩm còn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do của bệnh gút như: Suy thận, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,... Hoàng Thống Phong thích hợp sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ mắc gút cao như người béo phì, nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống bia, rượu, người ít vận động, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa,... Đặc biệt, sản phẩm rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh gút cấp tính, mạn tính, người có nồng độ axit uric máu cao,...

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia Cơ xương khớp

Mọi thắc mắc về nhiễm trùng hạt tophi cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.