Chào chuyên gia. Tôi năm nay 71 tuổi, bị bệnh gút đã nhiều năm. Tôi biết khi bị bệnh gút thì cần ăn kiêng thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… Tuy nhiên, tôi có một thắc mắc là khi bị bệnh gút có được ăn xôi không và tôi cần lưu ý những gì trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giảm axit uric trong máu, phòng ngừa bệnh tái phát ạ?-(Hoàng Văn Sáu, Hà Nội).
Trả lời:

Trả lời:

Chào bác!

Gút là bệnh lý mạn tính có liên quan tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Bởi vậy mà bệnh có mối liên hệ mật thiết đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Gút thường gây đau đầu tiên ở ngón chân cái. Tuy nhiên, theo thời gian, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây đau ở nhiều vị trí khác như: Khớp ngón tay, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối,…

Nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau gút là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (lớn hơn 420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ). Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin  - hợp chất có nhiều trong các thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, bia,...

Với thắc mắc của bác về vấn đề: Người bị bệnh gút có được ăn xôi không, chuyên gia xin trả lời như sau:

Khi bị bệnh gút có được ăn xôi không?

Xôi là món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đây là món ăn tiện lợi được nhiều người lựa chọn vào buổi sáng để tiết kiệm thời gian. Một đĩa xôi nhỏ cung cấp khoảng 600 calo (trong khi đó 1 bát phở chỉ chứa 400 calo). Về cơ bản, xôi được nấu từ gạo nếp, đây là thực phẩm chứa hàm lượng purin không quá cao. Vì vậy, người bị bệnh gút vẫn có thể ăn xôi. Tuy nhiên, khi ăn xôi, bác cần lưu ý một số điều sau:

- Không nên ăn quá nhiều xôi vì dễ gây nóng bụng, ảnh hưởng tới dạ dày. Chỉ nên ăn khoảng 2 bữa/ tuần.

- Không ăn xôi cùng các thực phẩm giàu purin khác như: Thịt lợn, thịt bò, ruốc, nấm, xúc xích,…

- Không ăn nhiều xôi nếu bác đang mắc kèm các bệnh lý như: Tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu vì sẽ khiến các bệnh lý này tiến triển nặng hơn.

- Nên ăn xôi cùng các loại rau củ như: Dưa chuột, salad sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị gút

Như vậy, bác đã biết bệnh gút có được ăn xôi hay không rồi. Hiện tại, để kiểm soát bệnh tốt hơn, bác cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Cụ thể:

- Sử dụng các thức ăn ít chứa nhân purin như: Ngũ cốc, các loại hạt, sữa ít béo, rau xanh, hoa quả.

- Hạn chế ăn các thực phẩm như: Thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục,...

- Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tổng lượng thịt hoặc cá,… tối đa khoảng 150 gam/ngày.

- Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận, hậu quả là làm tăng axit uric trong máu.

- Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng cách uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối..).

-  Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh… Thay vào đó, hãy sử dụng dầu thực vật sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, bác có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để giảm chỉ số axit uric trong máu, kiểm soát bệnh gút an toàn, hiệu quả hơn. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Sản phẩm Hoàng Thống Phong có thành phần, công dụng như thế nào?

Hoàng Thống Phong là sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: Hoàng bá, thổ phục linh, ba kích, hạ khô thảo. Sản phẩm có công dụng:

- Tăng đào thải axit uric: Nhờ chứa thành phần chính từ cây trạch tả - thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua, Hoàng Thống Phong giúp quá trình đào thải axit uric thuận lợi hơn. Khi nồng độ axit uric trong máu trở về ngưỡng cho phép, cơn đau gút sẽ ít tái phát hơn.

- Tăng cường chức năng thận: Như đã phân tích ở trên, thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, đặc biệt là axit uric. Các thảo dược như: Ba kích, nhàu, hoàng bá có trong sản phẩm Hoàng Thống Phong mang đến tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Sản phẩm tác động đến nguyên nhân gốc rễ hình thành cơn đau gút, đó là do chức năng thận suy giảm.

- Giảm triệu chứng sưng, đau: Không chỉ có tác dụng giảm axit uric trong máu, Hoàng Thống Phong còn cải thiện triệu chứng sưng, đau ở người bị bệnh gút rất hiệu quả nhờ các thảo dược có công dụng chống viêm, giảm đau như: Nhọ nồi, thổ phục linh, hạ khô thảo.

Nhờ những thành phần và công dụng như trên, Hoàng Phong đã giúp rất nhiều người bị gút kiểm soát bệnh thành công. Điển hình như ông Đoàn Đình Quỳnh (trú tại số nhà 132 Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An).

Tương tự như trường hợp của ông Quỳnh, ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107, ở thôn 11, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cũng bị bệnh gút. Mỗi khi cơn đau gút tấn công, ông Hiền đều đau đớn tới mức không thể đi lại được. May mắn, nhờ biết tới và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mà cơn đau gút ít tái phát hơn. Ông ăn uống thoải mái hơn, ngủ ngon giấc và cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hoàng Thống Phong là sản phẩm thảo dược an toàn cho sức khỏe đã được nhiều người tin tưởng sử dụng và nhận được đánh giá cao của chuyên gia nên bác có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ cho cơ thể.

Chúc bác nhiều sức khỏe!

Chuyên gia Cơ Xương Khớp