Chào bạn!
Đầu tiên, rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Để biết bệnh gút có ăn được lạc không thì trước tiên bạn cần hiểu gút là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu.
Gút là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh
Gút là tình trạng viêm khớp phổ biến, gây cơn đau dữ dội tại khớp. Ban đầu, bệnh thường tấn công khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trên cơ thể như: Khớp ngón tay, bàn chân, đầu gối... Gút hình thành khi cơ thể có nồng độ axit uric cao. Axit uric là một sản phẩm thừa trong quá trình chuyển hóa một hợp chất tên là purin. Purin có nhiều trong các thực phẩm mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày như thịt đỏ, nội tạng động vật,…
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể urate sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp gây đau đớn.
Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric có thể kể tới như:
- Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản, uống đồ có đường sẽ làm tăng axit uric máu và gây cơn đau gút.
- Nếu bị thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận gặp khó khăn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
- Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau,… đều có thể làm tăng axit uric máu.
- Nếu có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh cao hơn.
Người bị bệnh gút có ăn được lạc không?
Lạc là một nguồn thực phẩm quen thuộc, thường được sử dụng trong bữa ăn hoặc làm bánh,… Lạc chứa hàm lượng protein, carbohydrates và chất xơ. Một khẩu phần ăn (khoảng 29g đậu phộng sống) cho bạn 7,3g chất đạm; 4,6g carbohydrates và 2,4g chất xơ. Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Vậy người mắc bệnh gút có ăn được lạc không?
Theo các chuyên gia, bình thường, người mắc bệnh gút vẫn có thể sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng purin dưới 150mg/ 100gr. Các thực phẩm này bao gồm: Rau xanh, cải bị xanh, bắp cải, đậu phụ,….
Trong 100g lạc chỉ chứa khoảng 79mg purine. Đây được coi là hàm lượng purin thấp và trung bình. Do đó người bị gút vẫn có thể sử dụng lạc mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay làm tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.
Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên sẽ tốt cho người bệnh gút do chúng chứa các axit béo có đặc tính kháng viêm giúp ngăn chặn cơn đau do gút gây ra.
Những lưu ý cho người bị gút khi ăn lạc
Như vậy, người bị bệnh gút vẫn có thể thêm lạc vào chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, khi ăn lạc, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Người mắc bệnh gút không nên ăn lạc bị mốc, nhiễm nấm đen. Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin sẽ gây ra nhiều nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, tổn thương tới thận, gan… Để không ăn phải lạc bị mốc, nên phơi thật khô rồi bảo quản trong bịch ni lông kín.
+ Không được ăn lạc mọc mầm vì những chất độc trong mầm lạc có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
+ Không nên ăn lạc khi đang bị ho vì những tinh dầu có trong lạc sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm, khiến cơn ho ngày càng nghiêm trọng hơn.
Làm sao để giảm axit uric, ngăn ngừa bệnh gút tái phát
Để giảm axit uric máu, đưa chỉ số này về ngưỡng an toàn và ngăn chặn cơn đau gút tái phát, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh gút tấn công. Cụ thể như:
- Ăn nhiều rau xanh hoa quả.
- Uống đủ nước để tăng cường đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,...
- Hạn chế sử dụng rượu, bia bởi chúng có thể khiến nồng độ axit uric máu tăng cao.
- Tăng cường sử dụng các sản phẩm sữa, chẳng hạn như sữa không béo và sữa chua, vì chúng có thể làm giảm tần suất tái phát cơn đau gút.
- Tránh nước ngọt chứa fructose, chẳng hạn như: Nước ngọt có ga, nước ngọt đóng chai,…
- Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh vảy nến, cao huyết áp,…
- Luyện tập thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh gút tấn công. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập khi cơ thể khỏe mạnh, không tập lúc đang có cơn đau gút.
Song song với đó, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm axit uric máu, giảm sưng đau khi bệnh gút tấn công và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng các thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm khác như: Nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích,… Với sự kết hợp này, Hoàng Thống Phong giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát an toàn, hiệu quả, rất thích hợp với trường hợp của bạn. Bạn có thể sử dụng sản phẩm này trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ cho cơ thể.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia Cơ xương khớp