Chào bác sĩ, Ông tôi hiện nay đã 65 tuổi, ông đã ăn chay trường gần 10 năm qua nhưng dạo gần đây ông bị đau nhức khớp ngón chân cái bên phải và đôi khi là bên trái. Nhà tôi đưa ông đi khám thì phát hiện ông bị bệnh gút và chỉ số acid uric bị tăng cao khoảng 480 micromol/lít. Vậy cho tôi hỏi ông có thể ăn đậu hũ hay các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành được không? Và ông tôi có thể dùng Hoàng Thống Phong kết hợp thuốc tây được không ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:

Chào bạn,

Theo các quan điểm dân gian trước đây cho rằng, những thực phẩm người bệnh gút không nên ăn bao gồm các loại thịt đỏ, hải sản, rượu bia,… và cả các loại đậu. các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh đậu nành không ảnh hưởng tình trạng bệnh gút mà ngược lại đôi khi còn có lợi cho bệnh nhân.

Đậu nành không ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh gút

Theo thống kê của một quốc gia thuộc Đông nam Á là Singapore, tại đây có khoảng 4% dân số trên 45 tuổi mắc gút mà phổ biến nhất là đối tượng nam giới. Bệnh gút khởi phát do nồng độ axit uric trong máu tăng cao quá ngưỡng bình thường (trên 420 micromol/lít), kéo dài mà không được điều chỉnh. Từ đó, hình thành các tinh thể natri urat tại khớp và gây ra những cơn đau khớp dữ dội. Do đó, những thực phẩm giàu purin dễ khiến acid uric trong máu tăng cao như thịt đỏ, hải sản… đậu nành và các loại đậu khác.

Đối với các phân tích về thành phần hạt đậu nành thì trong hạt gồm có: gluxit 15 - 25%, chất béo 15 – 20%, protein từ 35 - 45%, muối khoáng 6%, có các vitamin B1, B2, PP, A, D, E, có các loại men tiêu hóa như amylase, lipase và proteas, chất chống men trypsine, chất chống đông máu, chất sinh bướu giáp và chất phytoestrogen còn gọi là estrogen thực vật làm giảm cảm giác bốc hỏa và những rối loạn ở tuổi mãn kinh, tốt cho tim mạch. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là  thức ăn có đầy đủ chất đạm, chất béo, chất đường, chất khoáng, có nhiều vitamin, enzyme, lại dễ tiêu hóa; giúp tái tạo lại màng tế bào, màng các bào quan tế bào kế cả tế bào thần kinh; giúp tạo hình co, gân, xương, tạo năng lượng. Nhưng với các quan điểm trước đó thì người bệnh gút vẫn không nên sử dụng vì chúng cũng chứa hàm lượng acid uric cao.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Teng Gim Gee (chuyên gia tư vấn cao cấp, Khoa Xương khớp, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore) cùng đồng nghiệp lại đi ngược với quan điểm này. Kết quả cho thấy, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút thậm chí họ còn thấy rằng việc ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm 14% nguy cơ mắc căn bệnh này. Nghiên cứu được tiến hành trên 51.114 người Trung Quốc sinh sống tại Singapore có độ tuổi từ 45-74 tuổi, được tuyển chọn trong khoảng 6 năm (1993 – 1998), trong đó có 2.179 người mắc bệnh gút. Những người tham gia được các nhà nghiên cứu hỏi về thói quen ăn uống và tình trạng sức khỏe của họ trong các khoảng thời gian 1999 – 2004 và 2006 – 2010.

Mặc dù những thực phẩm giàu purin như cá và các loại thịt đỏ được biết đến là có thể gây ra mức acid uric cao trong máu, khi tồn tại lâu trong cơ thể sẽ hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp, gây đau nhức khớp, nhưng đậu nành thì không gây ra những tác dụng tương tự như vậy, các nhà nghiên cứu tại NUS cho biết.

Giáo sư Koh Woon Puay, trường đại học Duke – NUS, cho biết, ngoài nghiên cứu trên cho thấy đậu nành không liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gút, còn có 6 nghiên cứu khác được thực hiện tại Nhật Bản và Đài Loan cũng cho rằng việc tiêu thụ đậu nành cũng không làm tăng acid uric máu.

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân tại sao trong đậu nành có chứa lượng purin cao nhưng lại không làm tăng acid uric trong máu. Dựa trên một nghiên cứu tại Nhật Bản, họ phán đoán rằng, đậu nành có thể làm tăng bài tiết acid uric nên nó không có vai trò trong việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Mặc dù, nghiên cứu trên cho thấy được đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, nhưng cũng cần có nhiều nghiên cứu khác để khẳng định thêm. Vì thế, gia đình nên kiểm soát chế độ ăn của ông, chỉ nên bổ sung thêm đậu nành với một lượng vừa phải không nên sử dụng quá nhiều và ông bạn là người ăn chay nên kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau từ rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa để tăng hàm lượng dinh dưỡng, đa dạng món ăn.

Kết hợp hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng Hoàng Thống Phong và thuốc tây

Để cải thiện tình trạng tăng acid uric máu trong cơ thể, và giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, ông bạn có thể kết hợp điều trị thuốc tây với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Hoàng Thống Phong. Theo sự phân tích các thành phần của sản phẩm, chúng tôi nhận thấy đây là sản phẩm hoàn toàn phù hợp với người bệnh gút, với sự kết hợp của trạch tả cùng với các dược liệu quý khác như nhọ nồi, hoàng bá, ba kích, hạ khô thảo, nhàu, thổ phục linh sẽ giúp cơ thể đào thải nồng độ acid uric dư thừa ra ngoài, tăng cường chức năng gan thận, phòng ngừa tái phát cơn gút cấp, ổn định huyết áp. Do đó, gia đình bạn có thể cho ông sử dụng kết hợp thuốc tây để giảm nhanh triệu chứng khi có cơn đau gút tái phát và dùng Hoàng Thống Phong kéo dài để tăng cường sức khỏe và giảm tác dụng của thuốc tây.

Bên cạnh đó, gia đình hãy khuyến khích ông tập luyện thể dục thể thao, hỗ trợ ông để giữ tinh thần lạc quan, yêu đời,…

Nếu các bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0917.196.497 để được các chuyên gia về bệnh gút tư vấn trực tiếp nhé.

Chuyên gia cơ xương khớp

***Các chuyên gia đánh giá sản phẩm Hoàng Thống Phong như thế nào?

Hoàng Thống Phong là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, được sản xuất theo bản quyền công nghệ của Fuma Natural (Mỹ) và đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên lâm sàng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108. Kết quả ghi nhận từ việc điều trị cho 27 người bệnh gút bằng colchicin, diclofenac phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày đầu và chỉ dùng Hoàng Thống Phong liên tục trong 6 tháng, kết quả cho thấy: nồng độ acid uric giảm dần trong suốt thời gian điều trị, sau 1 tháng đã giảm được 59,53 µmol/l; có 88,9% bệnh nhân có mức acid uric ở ngưỡng cho phép sau 6 tháng điều trị; 59,3% bệnh nhân hết viêm khớp trong 2 ngày đầu và không kèm theo bất kì tác dụng phụ nào. 

* Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

*** Chia sẻ của các bệnh nhân gút về quá trình điều trị bệnh gút kết hợp thuốc tây và Hoàng Thống Phong: 

Trường hợp của thầy giáo Trần Đình Châu, số nhà 41, tổ 12, P. Thạch Bàn, Q. Long Biên, Hà Nội. Vào tháng 3 năm 2008, thầy được chẩn đoán là bệnh gút với chỉ số axit uric trong cơ thể lên đến 641 µmol/l và được các bác sĩ cho uống 6 viên colchicine/ngày để giảm các cơn đau. Nhưng vì tác dụng phụ của thuốc tây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thầy đã quyết tâm tìm hiểu về bệnh và hướng điều trị bệnh gút phù hợp nhất. Thầy tình cờ được biết đến sản phẩm Hoàng Thống Phong giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút tốt nên đã kiên trì dùng thì thấy các cơn đau giảm đáng kể và nồng độ acid uric trong cơ thể trở về mức bình thường. Thầy Châu đã tự vạch ra cho mình một phác đồ khoa học và thực hiện nó một cách kiên trì để phòng chống bệnh gút hiệu quả: là khi bị tấn công của các cơn gút cấp thì phải cắt nhanh triệu chứng bằng thuốc tây để giảm đau tức thì rồi sau đó chuyển sang ngay sản phẩm Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị lâu dài mà không hại gan thận, dạ dày, ngừa tái phát các cơn gút cấp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.

*** Các giải thưởng Hoàng Thống Phong vinh dự đã nhận được từ khi có mặt trên thị trường hơn 10 năm qua:

Chính từ các đóng góp cho cộng đồng hơn 10 năm qua trên thị trường Việt Nam, sản phẩm Hoàng Thống Phong đã vinh dự liên tục nhận được các giải thưởng như: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, 2015; “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” 3 năm liền 2015- 2017; “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” 3 năm liền 2014 - 2016 do Hội khoa học công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam trao tặng.