Chào bác sĩ, Tôi tên Binh, năm nay 54 tuổi. Trong đợt kiểm tra sức khỏe định kì vừa rồi thì tôi phát hiện mình bị tăng acid uric máu. Các bác sĩ ở bệnh viện huyện bảo tôi bị bệnh gút và kê đơn thuốc. Sau đó, tôi đi khám lại tại chuyên khoa khớp ở tỉnh và phải làm nhiều xét nghiệm khác, bác sĩ ở tỉnh bảo tôi không phải bị gút nên không kê đơn thuốc, chỉ bảo về nhà ăn kiêng thịt và giảm uống rượu. Tôi đang phân vân không biết nên nghe theo kết quả nào, và phải uống thuốc gì? Xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Văn Binh -Bắc Kạn)
Trả lời:

Chào bác Binh,

Người bị tăng acid uric máu cần phải xác định rõ mình có kèm theo các dấu hiệu như các cơn đau, sưng, nóng đỏ tại vị trí khớp hay không, thì mới chuẩn đoán là bệnh gút. Nên đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên thích hợp, không được tự ý dùng thuốc, vì sẽ mang lại nhiều tác hại không mong muốn.

Mối liên hệ giữa tăng nồng độ acid uric máu và bệnh gút

Ở người bình thường, nồng độ acid uric luôn được giữ ổn định 420μmol/l đối với nam và 360μmol/l đối với nữ. Theo như những gì bác mô tả thì có thể hiểu bác bị tăng acid uric máu không triệu chứng, đây cũng được coi là giai đoạn đầu tiên của bệnh gút, ở giai đoạn này tuy bệnh chưa tiến triển thành gút nhưng những người mắc hội chứng này thì nguy cơ mắc bệnh gút là khá cao. Vì trường hợp của bác chỉ là tăng acid uric máu không kèm theo các dấu hiệu đau ở các khớp nên việc dùng các thuốc hạ acid uric máu là chưa cần thiết. Một số người sai lầm trong cách hiểu về bệnh gút, cứ bị tăng acid uric máu là chuẩn đoán mắc bệnh gút, và uống các loại thuốc điều trị, việc sử dụng thuốc không đúng liệu trình sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, chưa kể đến các tác dụng phụ từ thuốc.

Xử lý tăng acid uric máu ở những người chưa có các cơn đau gút, điều tốt nhất là nên thay đổi thói quen sống, nên ăn kiêng một số loại thực phẩm đạm có chứa nhân purin, uống nhiều nước nhiều hơn, hạn chế các loại rượu bia và luyện tập thể thao thường xuyên để tránh việc hình thành nên bệnh. Trường hợp tăng acid uric máu không triệu chứng phải dùng thuốc khi nồng độ acid uric trong máu cao hơn 700 μmol/l hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính. Lời khuyên dành cho bác là nên thường xuyên đi kiểm tra nồng độ acid uric máu để có thể tầm soát được và ngăn chặn việc hình thành bệnh gút. Ngoài ra, bác có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong, đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, được sản xuất theo công nghệ Mỹ, và đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ nhiệm đề tài. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ 7 loại thảo dược quý là trạch tả, hoàng bá, nhọ nồi, nhàu, hạ khô thảo, ba kích, thổ phục linh có tác dụng thúc đẩy đào thải lượng acid uric dư thừa, thanh nhiệt, tiêu độc, tăng cường lưu thông khí huyết và chức năng gan thận từ đó giúp giảm đau, chống sưng viêm hiệu quả, phòng ngừa sự tái phát các cơn đau.

Để bệnh gút không còn là nỗi lo, bạn cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, có một chế độ kiêng khem hợp lý và nên duy trì sử dụng Hoàng Thống Phong với liều 3 viên * 3 lần/ngày, uống sau ăn 1 giờ và kiên trì dùng theo lộ trình từ 3-6 tháng.

Khi bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh gút hãy liên hệ ngay với các chuyên gia gút qua hotline 0917.196.497 để được tư vấn cụ thể.

Chúc bác nhiều sức khỏe!

Chuyên gia cơ xương khớp.