Chào chuyên gia, tôi là nam giới, năm nay 52 tuổi. Cách đây 1 tháng, tôi đi khám định kỳ, chỉ số axit uric máu là 430 micromol/l. Bác sĩ nói tôi có nguy cơ mắc bệnh gút nhưng hiện tại tôi chưa thấy xuất hiện cơn đau khớp, mọi sinh hoạt vẫn bình thường. Xin hỏi chuyên gia, chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu? Với chỉ số axit uric như vậy thì tôi đã mắc gút chưa và cần làm gì để phòng ngừa bệnh gút tấn công? Xin chuyên gia tư vấn giúp. Xin cảm ơn! - (Huỳnh Anh Tuấn, Hà Nam)
Trả lời:

Chào bạn! Để có lời giải cho câu hỏi: Chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu, trước tiên bạn cần hiểu rõ hơn về axit uric cũng như nguyên nhân khiến bạn bị tăng axit uric máu.

Chỉ số axit uric là gì?

Axit uric được sản xuất trong quá trình phân hủy purin – hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm chúng ta vẫn ăn hàng ngày và trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Sau khi được sản xuất, axit uric được đưa vào trong máu, đi qua thận và loại ra khỏi cơ thể cùng nước tiểu.

Axit uric cao là khi nồng độ axit uric trong máu vượt quá mức cho phép. Axit uric máu cao có liên quan đến các cuộc tấn công của bệnh gút hoặc sự phát triển của sỏi thận. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tăng axit uric máu nhưng không chưa thấy bất cứ triệu chứng hoặc các vấn đề liên quan nào.

Nguyên nhân tăng axit uric máu

Hầu hết, chỉ số axit uric máu cao xảy ra khi thận không thể loại bỏ chúng một cách hiệu quả. Những yếu tố có thể khiến axit uric máu tăng như: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, uống thuốc lợi tiểu, uống quá nhiều rượu, bia. Ngoài ra, có một số yếu tố có thể khiến mức axit uric máu tăng cao, bao gồm:

- Di truyền học (xu hướng di truyền);

- Mắc bệnh suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém);

- Dùng thuốc ức chế miễn dịch;

- Thừa cân, béo phì;

- Mắc bệnh vẩy nến;

- Mắc bệnh suy thận (thận không có khả năng lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể);

- Hội chứng ly giải khối u (giải phóng nhanh chóng các tế bào vào máu do một số bệnh ung thư hoặc do hóa trị liệu cho các bệnh ung thư đó);

- Ngoài ra, bạn có thể được theo dõi nồng độ axit uric máu khi trải qua hóa trị hoặc xạ trị ung thư;…

Chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu?

Với câu hỏi: Chỉ số axit uric bao nhiêu là bình thường, các chuyên gia cho biết, lượng axit uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và trên 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì bạn đang bị tăng axit uric máu và nguy cơ mắc bệnh gút sẽ rất cao. Tuy nhiên, axit uric cao chưa hẳn đã là bị bệnh gút.

Bạn chỉ được chẩn đoán mắc bệnh gút khi chỉ số axit uric cao hơn bình thường và có cơn đau cấp tại các khớp ở chân, tay. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị đau khớp nhưng nồng độ axit uric vẫn bình thường, chỉ tới khi xét nghiệm dịch khớp mới thấy xuất hiện tinh thể axit uric.

Hiện tại, bạn đang có chỉ số axit uric máu là 430 micromol/l. Chỉ số này cho thấy, bạn đang bị tăng axit uric máu. Tuy nhiên, hiện tại bạn chưa có cơn đau gút cấp nên vẫn chưa phải bị bệnh gút. Mặc dù vậy, bạn cũng nên cẩn trọng bởi bệnh gút có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Làm sao để phòng ngừa bệnh gút?

Bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp và sinh hoạt lý để phòng ngừa bệnh gút tấn công. Cụ thể như:

- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,...

- Hạn chế sử dụng rượu, bia bởi chúng có thể khiến axit uric máu tăng cao.

- Tăng cường ăn rau xanh hoa quả, uống đủ nước để tăng cường đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

- Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị tăng axit uric máu khi sử dụng thuốc.

- Luyện tập thường xuyên các bài tập như đi bộ, tập yoga, thiền định có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh gút tấn công. Nếu có thể, hãy tham gia một câu lạc bộ nào đó, bạn sẽ có thêm động lực để tập luyện hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, không nên tự tập luyện khi cơn đau gút đang tấn công vì nó có thể khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.

- Chỉ sử dụng thuốc hạ axit uric máu nếu có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng loại thuốc này vì sẽ gây ra nhiều tác dụng ngược cho cơ thể.

- Sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm axit uric máu, giảm sưng đau khi bệnh gút tấn công và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng các thảo dược giúp giảm đau, chống viêm khác như nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích… Với sự kết hợp này, Hoàng Thống Phong giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Để có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong với liệu trình từ 3 - 6 tháng.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia Cơ xương khớp