TS. Nguyễn Thị Vân Anh trả lời:
Chào bạn!
Axit uric là một chất thừa, sản phẩm chuyển hóa từ một hợp chất có tên gọi là purin. Khi purin vào cơ thể, nó sẽ phân hủy và tạo thành axit uric. Purin được tìm thấy trong nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật như: Nội tạng, hải sản… Để biết nồng độ axit uric 450 micromol/l có nguy hiểm không, bạn cần hiểu về nguyên nhân và những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe.
Nguyên nhân tăng axit uric máu
Axit uric máu tăng cao được xác định bởi các nguyên nhân như sau:
- Do chế độ ăn giàu protein: Việc ăn một số thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric máu.
- Tiêu thụ nhiều nước ngọt đóng chai: Fructose trong nước đóng chai cạnh tranh mạnh với axit uric để bài tiết trong thận. Do vậy, khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa fructose sẽ khiến nồng độ axit uric máu tăng cao.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu là một trong những nguyên nhân gây tăng axit uric máu thứ cấp. Thuốc làm tăng nồng độ axit uric bằng cách tăng tái hấp thu axit uric và giảm tiết chúng qua nước tiểu.
- Uống nhiều rượu bia: Rượu, bia có thể kích thích sản xuất axit uric bằng cách tăng axit lactic, sau đó làm giảm sự bài tiết axit uric trong thận. Ngoài ra, rượu tăng tốc sự phân hủy của purin và làm tăng sản xuất axit uric.
- Béo phì: Nếu thừa cân, cơ thể bạn tạo ra nhiều axit uric hơn. Kết quả là, thận có một thời gian khó khăn để loại bỏ chúng.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như tuổi tác, gen, giới tính,… cũng khiến nồng độ axit uric tăng cao.
Chỉ số axit uric 450 micromol/l có nguy hiểm không?
Theo như bạn chia sẻ thì hiện tại, chỉ số axit uric máu của bạn đang ở mức 450 micromol/L. Đây là chỉ số đã vượt quá ngưỡng cho phép (trên 420 micromol/l với nam và trên 360 micromol/l với nữ) nhưng bạn chưa có cơn đau gút cấp nên hiện tại, bạn chưa bị bệnh gút. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể chủ quan bởi cơn gút cấp có thể tấn công bất cứ lúc nào.
Để biết chỉ số axit uric 450 micromol/l có nguy hiểm không, bạn cần phải hiểu rằng, axit uric dư thừa trong cơ thể không chỉ gây ra bệnh gút mà nó còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, sỏi thận, sỏi tiết niệu… Chính bởi vậy, dù chưa có cơn đau khớp thì bạn cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát tốt nồng độ axit uric máu, phòng ngừa cơn đau gút tấn công.
Làm gì để kiểm soát nồng độ axit máu
Để kiểm soát nồng độ axit máu, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin như: Thịt bò, hải sản, nội tạng động vật,…
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
- Hạn chế dùng nước ngọt có ga, nước trái cây có ga,…
- Luyện tập thường xuyên các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga,…
- Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát tốt nồng độ axit uric máu và có hướng điều trị phù hợp.
Song song với đó, để giảm axit uric máu, phòng ngừa bệnh gút hiệu quả, nhiều người đã và đang ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên. So với các loại thuốc tây thì những sản phẩm thảo dược này an toàn hơn hẳn mà hiệu quả mang lại thì không hề thua kém. Điển hình nhất trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng các thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm khác như nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích… Với sự kết hợp này, Hoàng Thống Phong giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Để có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong với liệu trình từ 3 - 6 tháng.
Chúc bạn sức khỏe!