Acid uric cao là nguyên nhân trực tiếp gây cơn đau gout. Để biết nồng độ acid uric 520 là cao hay thấp, trước tiên bạn cần hiểu rõ acid uric là gì và acid uric cao có thể gây ra những ảnh hưởng gì cho sức khỏe.
Nồng độ acid uric là gì?
Acid uric là chất thải tự nhiên từ quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm có chứa purin. Purin là hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu, bia… Thông thường, cơ thể đào thải acid uric qua thận và nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin trong chế độ ăn uống hoặc khi cơ thể không loại bỏ chúng, acid uric có thể tích tụ trong máu. Mức acid uric cao được gọi là tăng acid uric máu. Acid uric máu tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng của bệnh gout.
Hầu hết, chỉ số acid uric máu cao xảy ra khi thận gặp vấn đề và không thể loại bỏ chúng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, những yếu tố có thể khiến acid uric máu tăng như: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, uống thuốc lợi tiểu, uống quá nhiều rượu, bia. Ngoài ra, một số yếu tố có thể khiến mức acid uric máu tăng cao, bao gồm: Di truyền, thừa cân, sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ,…
Acid uric 520 micromol/l là cao hay thấp?
Với thắc mắc nồng độ acid uric 520 micromol/l cao hay thấp, bạn cần hiểu, lượng acid uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và trên 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì bạn đang bị tăng acid uric máu. Như vậy, có thể thấy, chỉ số acid uric của bạn đang ở mức cao.
Tăng acid uric máu không chỉ gây ra bệnh gout mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác trong cơ thể như sỏi thận, bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ… Chính vì vậy, bạn cần kiểm soát nồng độ acid uric máu và đưa chỉ số này về mức dưới 420 micromol/l là tốt nhất.
Làm sao để giảm acid uric máu?
Để giảm acid uric máu, đưa chỉ số này về ngưỡng an toàn, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh gout tấn công. Cụ thể như:
- Ăn rau xanh hoa quả, uống đủ nước để tăng cường đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,...
- Hạn chế sử dụng rượu, bia bởi chúng có thể khiến acid uric máu tăng cao.
- Ăn chế độ ăn ít cholesterol, ít chất béo: Những người bị gout có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Chính vì vậy, chế độ ăn kiêng này không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout mà còn giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Tăng cường sử dụng các sản phẩm sữa, chẳng hạn như sữa không béo và sữa chua, vì chúng có thể làm giảm tần suất tái phát cơn đau gout.
- Tránh nước ngọt chứa fructose, chẳng hạn như: Nước ngọt có ga, nước ngọt đóng chai,…
- Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh vảy nến, cao huyết áp,…
- Luyện tập thường xuyên các bài tập như đi bộ, tập yoga, thiền định có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh gout tấn công. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập khi cơ thể khỏe mạnh, không tập lúc đang có cơn đau gout.
Song song với đó, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm acid uric máu, giảm sưng đau khi bệnh gout tấn công và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng các thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm khác như: Nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích,… Với sự kết hợp này, Hoàng Thống Phong giúp giảm acid uric máu, giảm sưng đau khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát an toàn, hiệu quả, rất thích hợp với trường hợp của bạn.
Để có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong với liệu trình từ 3 - 6 tháng.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia Cơ xương khớp