Tôi năm nay 39 tuổi (nam giới) cách đây 1 tuần tôi có đi kiểm tra công thức máu ở bệnh viện đa khoa tỉnh và chỉ số tăng hơn mức bình thường: (Urê: 8.1H; CHO: 4.72mmol/L; LDL-C: 3.66H mmol/L; Acid Uric 426 H umol/L ) và gần đây tôi thấy khớp đầu ngón chân cái bên trái có hơi sưng và tê buốt sau đó lan tỏa dần ra các gón chân khác đôi lúc đau buốt cả khớp vai. Như vậy với chỉ số như trên và các hiện tượng như vậy thì tôi có phải bị bệnh gút hay chưa? và cần phải uống thuốc gì, và chế độ ăn uống như thế nào để giảm được lượng Acid Uric ở trong máu. Xin cảm ơn!
Trả lời:

Chào bạn, 

Với những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì chỉ số axit uric của bạn có tăng như chỉ hơn 1 ít so với ngưỡng cho phép (420 umol/l), với nồng độ này thì cũng không thể nào phát triển thành những cơn đau gút và cũng như những dấu hiệu mà bạn mô tả cho chúng tôi cũng chưa hẳn là của bệnh gút. Các cơn đau gút rất rõ ràng, mức độ đau nghiêm trọng và kèm theo sưng nóng, đỏ tại vị trí chứ không đau lan và tê sang các ngón khác. Tình trạng của bạn có liên quan đến các bệnh lý khác về khớp hơn vì thế bạn nên kiểm tra các vấn đề về xương của mình. Ngoài ra, bạn vẫn có nguy cơ tăng axit uric máu, nên bạn phải chú trọng trong chế độ ăn của mình là không nên ăn quá nhiều hải sản, các loại thịt đỏ, các trích,... hạn chế việc uống rượu bia bạn nhé! 

Thân ái!