Bệnh gút là một bệnh viêm khớp, gây ra do tăng axit uric máu. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người này sang người khác, tuy nhiên, bệnh gút có tính chất di truyền.
Chào em,
Cảm ơn em đã gửi câu hỏi, sau đây các chuyên gia sẽ cung cấp cho em các thông tin cụ thể hơn về nguyên nhân gây ra bệnh gút để giải đáp những lo lắng của em nhé!
Bệnh gút là một bệnh viêm khớp do tăng axit uric máu hình thành nên tinh thể muối urat lắng động tại các khớp, thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên, tuy nhiên, hiện tại bệnh này vẫn ngày đang trẻ hóa.
Những nguyên nhân gây ra bệnh gút:
- Nguyên nhân nguyên phát: Một số trẻ em do thiếu men HGPT nên lượng axit uric cao ngay từ bé, bệnh này diễn biến toàn thân, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm và rất nghiêm trọng. Một số yếu tố về cơ địa và di truyền: Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận, bệnh gút là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen, vì thế nếu như trong gia đình có người bị mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh đối với những người cùng huyết thống là có khả năng.
- Nguyên nhân thứ phát: Do trong chế độ dinh dưỡng hấp thu quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin, nhiều rượu, bia và ít vận động. Một số bệnh lý như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh tủy, Hodgkin, đa u thủy xương,.. làm tăng cường thoái giáng pirun nội sinh tạo ra axit uric, nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Qua việc phân tích nguyên nhân gây nên bệnh thì có thể khẳng định rằng, bệnh gút bản chất không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan từ người này qua người khác. Tuy nhiên, bệnh gút có tính chất di truyền, vì vậy trường hợp của em khả năng mắc bệnh gút là vẫn có. Tuy nhiên, đó không phải là một khẳng định cứng nhắc, nếu như em thay đổi một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không ăn quá nhiều các chất đạm chứa nhân purin, tránh các loại bia rượu, nên ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, thường xuyên luyện tập thể thao, tạo cho mình một lối sống lành mạnh thì có thể giúp phòng được căn bệnh này. Em cũng nên thường xuyên kiểm tra chỉ số axit uric trong cơ thể, tầm soát việc tăng axit uric máu, ngăn chặn hình thành nên bệnh. Trường hợp của anh em, nên đi đến các khoa về xương khớp, ngoài xét nghiệm lại nồng độ axit uric, nên làm thêm siêu âm và chọc dịch khớp, thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để chuẩn đoán chính xác bệnh gút.
Chúc em nhiều sức khỏe!
Chuyên gia tư vấn.